Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phương pháp gây tê màng cứng (gây tê ngoài màng cứng) hiện đang là cách giảm thiểu đau đớn được sử dụng rất nhiều cho mẹ bầu vượt cạn tự nhiên. Nhờ tác dụng giảm đau mà giúp thai phụ sinh thường nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Gây tê màng cứng khác với gây tê tủy sống và có chỉ định, chống chỉ định rõ ràng trong từng trường hợp khác nhau. Để biết thêm thông tin về phương pháp gây tê này, mời bạn theo dõi bài viết sau.
Gây tê màng cứng còn được gọi cụ thể hơn là gây tê ngoài màng cứng, là kỹ thuật gây tế theo vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào khoang ngoài của màng cứng. Tác dụng chính của gây tê màng cứng là ức chế các xung thần kinh được dẫn truyền đến não, từ đó giúp thai phụ giảm được nhiều đau đớn khi sinh thường.
Hiện nay, kỹ thuật gây tê màng cứng được đánh giá là kỹ thuật có hiệu quả cao và tính linh hoạt tốt nhất trong chuyên ngành gây mê. Ngoài dùng cho bà bầu vượt cạn thì phương pháp gây tê màng cứng còn có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau bởi về căn bản, gây tê màng cứng là gây tê theo vùng cơ thể, không phải gây tê cục bộ.
Theo các bác sĩ, gây tê màng cứng (gây tê ngoài màng cứng) được sử dụng linh hoạt hơn rất nhiều so với kỹ thuật gây tê tủy sống. Với phương pháp này, kỹ thuật viên có thể tùy chọn dùng để gây mê hoặc dùng trong giảm đau, chẩn đoán điều trị bệnh lý.
Trong y khoa, gây tê màng cứng còn được sử dụng kết hợp với nhiều kỹ thuật khác như gây mê nội khí quản với tác dụng gây mê sâu, ổn định huyết động trong khi đang gây mê, hỗ trợ tiến hành phẫu thuật hiệu quả, dễ dàng hơn. Nhờ tác dụng giảm đau nhanh chóng nên sau khi sinh thường có sử dụng kỹ thuật gây tê màng cứng, mẹ bầu cũng cảm thấy cơ thể khỏe khoắn hơn, những cơn đau tuy có nhưng không quá nghiêm trọng.
Công nghệ phát triển, y học hiện đại và hệ thống máy móc tối tân hơn giúp phương pháp gây tê ngoài màng cứng ngày một phổ biến và được sử dụng linh hoạt hơn nữa. Phương pháp này không còn bị giới hạn trong chuyên ngành gây mê mà còn hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật,...
Thông thường, phương pháp gây tê màng cứng được sử dụng nhiều nhất cho mẹ bầu vượt cạn để giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn, bà bầu cũng có nhiều sức hơn để đưa trẻ ra ngoài bằng cách sinh thường. Đa phần các mẹ bầu đều chọn dùng gây tê màng cứng ngay từ đầu và khi tử cung mở khoảng 4 - 5cm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và chuẩn bị đón thai nhi chào đời.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bà bầu không lựa chọn gây tê ngoài màng cứng ngay từ đầu nhưng đến khi tử cung mở và cảm giác đau đớn ngày một tăng đã liên hệ bác sĩ để được tiêm thuốc tê giảm đau.
Quy trình gây tê màng cứng được thực hiện với các bước sau:
Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, không phải bất cứ thai phụ nào cũng có thể thực hiện gây tê màng cứng. Phương pháp này tuy linh hoạt nhưng chống chỉ định với những trường hợp dưới đây:
Vì có trường hợp chống chỉ định nên trước khi quyết định tiêm gây tê màng cứng, bác sĩ luôn thăm khám sức khỏe cho thai phụ trước, đảm bảo không rơi vào tình trạng nêu trên mới được tiêm tê.
Một trong những vấn đề khiến mẹ bầu phân vân nhất khi quyết định tiêm gây tê màng cứng là những tác hại mà phương pháp này đem đến. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia đưa ra một số thông tin như sau:
Bác sĩ chuyên khoa gây mê cho biết, việc tiêm thuốc gây tê màng cứng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ cho mẹ bầu như chóng mặt do tụt huyết áp, đôi lúc lạnh run hoặc ngứa, tê chân,...
Những phản ứng khó chịu này sẽ không kéo dài quá lâu, thường chỉ diễn ra trong thời gian truyền thuốc nên mẹ bầu có thể yên tâm. Một số trường hợp gặp khó khăn khi đi tiểu, cần phải đặt ống thông tiểu sau khi gây tê ngoài màng cứng nhưng không quá đáng lo, bác sĩ trị liệu có thể khắc phục những nhược điểm này.
Tác dụng phụ của thuốc gây tê lên sức khỏe của em bé là điều mà sản phụ lp lắng nhất. Nhưng về cơ bản, thuốc gây tê chỉ được tiêm bên ngoài màng cứng nên khẳng định không gây nên bất cứ nguy hiểm nào cho thai nhi. Hơn thế nữa, gây tê màng cứng còn ngăn chặn cảm giác đau từ các dẫn truyền xung thần kinh, hạn chế gây độc cho bé.
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh gây tê màng cứng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé về lâu dài nên nếu bạn là người chịu đau kém, không chịu được cơn đau đẻ thường hoặc khi đau không còn sức rặn,... thì giải pháp tốt nhất là gây tê màng cứng. Ngoài giảm đau khi đẻ, kỹ thuật gây tê màng cứng này còn giúp sức khỏe phụ nữ sau sinh nhanh phục hồi hơn.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.