Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương bánh chè là gì, phân loại, phương pháp điều trị và giải đáp câu hỏi: gãy xương bánh chè có đi lại được không?
Xương bánh chè giúp cho cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn, cũng như hấp thụ được những áp lực giữa phần trên và phần dưới của cơ thể. Đồng thời đây có thể được xem như là một tấm chắn cho khớp gối.Do đó chúng rất hay bị chấn thương.
Vậy hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi: Gãy xương bánh chè có đi lại được không trong bài viết dưới đây nhé!
Xương bánh chè là một xương nhỏ hình tam giác nằm trong vùng đầu gối – nối giữa xương đùi với xương chày. Mặt sau của chúng có liên quan trực tiếp với khớp gối, do đó trong một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến đến các gân hay dây chằng khớp gối.
Xương bánh chè góp phần điều chỉnh hướng, lực và chiều dài của gân bánh chè cũng như gân cơ tứ đầu đùi ở những mức độ gập gối khác nhau. Đây cũng được coi như là miếng đệm bảo vệ phần gối. Bên cạnh đó, chúng cũng có tác dụng làm giảm bớt áp lực của cơ tứ đầu lên xương đùi bằng cách phân tán đều lực lên các loại xương bên dưới một cách đồng đều.
Theo như tình trạng gãy xương bánh chè có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
Về hướng gãy, có thể phân loại thành gãy ngang, dọc, đứt gãy, rìa hoặc là tổn thương sụn đầu gối:
Phân loại tình trạng gãy xương bánh chè theo hướng gãy
Để giảm bớt cảm giác đau, có thể lấy khăn lạnh hoặc là gói đá vào khăn rồi chườm lên vết thương trong vòng trong 20 phút. Cần theo dõi nếu như tình trạng sưng đau phù nề không thuyên giảm hoặc là tình trạng đau càng tăng. Tùy theo trường hợp mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau: Bảo tồn hoặc phẫu thuật.
Đây là phương pháp thường được áp dụng với tình trạng tổn thương dạng nứt rạn, không di lệch. Hoặc với những người bệnh cao tuổi không thể đi đứng được hoặc có kèm theo những bệnh nội khoa khác. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được bó bột.
Thường được chỉ định trong trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch, khi phần vỡ rời xa nhau quá 4mm. Hay bị gãy vụn với diện khớp khấp khểnh hoặc rời di lệch vào khớp gối. Bác sĩ có thể chỉ định mổ bắt vít, mổ buộc vòng chỉ thép, mổ néo ép, mổ buộc xương chữ U. Trong trường hợp chấn thương quá nặng, có thể chỉ định mổ lấy xương bánh chè.
Vỡ xương bánh chè có đi lại được không có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời đương nhiên là có. Người bệnh cần phải nằm bất động và đợi thời gian phục hồi. Trong thời gian này, có thể áp dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu để tăng thêm khả năng hồi phục. Cụ thể như:
Trong trường hợp này, người bệnh vần cố định khớp gối, nhưng có thể tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột đặc biệt là phần cơ tứ đầu đùi. Kết hợp với tập chủ động các khớp tự do như là háng, cổ chân để tăng cường khả năng tuần hoàn máu. Sau khi bột khô, người bệnh cần tích cực đứng dậy, tập đi với nạng.
Giai đoạn sau khi tháo bột hoặc là đã tháo nẹp cố định khớp gối, người bệnh cần xoa bóp. Điều này nhằm chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xung quanh xương bánh chè và cả xung quanh các khớp.
Đặc biệt sau khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện được khả năng vận động.
Đối với những bệnh nhân phẫu thuật thì từ ngày đầu tiên đến ngày 14 ngày cần duỗi gối tối đa; gấp khớp gối tới 90 độ. Kết hợp với chườm lạnh khớp gối, băng chun ép cố định. Người bệnh cũng nên đi lại bằng nạng cho đến khi kiểm soát được cơ đùi.
Sau phẫu thuật từ 2 – 6 tuần, bệnh nhân cần tích cực hơn nữa trong vận động của khớp gối. Tăng sức mạnh nhóm cơ đùi, tập duỗi khớp gối tối đa, cũng như thực hiện những bài tập với chun, tạ và các dụng cụ chuyên dụng.
Sau khi đã phục hồi, người bệnh cũng cần đi khám định kỳ để được kiểm tra tình trạng vết thương.
Tuy nhiên, cần nhớ tránh vận động quá sức sẽ khiến vết thương lâu lành. Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các bài tập.
Bên cạnh đó, người bệnh gãy xương bánh chè cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tích cực bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp, bổ sung canxi để đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Ngoài ra cũng nên sử dụng những loại thực phẩm bổ sung cho xương khớp giúp giảm tình trạng tái nhiễm.
Trên đây chính là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: gãy xương bánh chè có đi lại được không? Hãy bình tĩnh thực hiện những phương pháp, bài tập của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục nhé!
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...