Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Gãy xương hàm: Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Ngày 17/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gãy xương hàm là tình trạng tổn thương khá phổ biến thường xảy ra khi có các tác động mạnh vào vùng miệng hay khu vực xương hàm. Và gãy xương hàm đa phần sẽ gây nên những biến dạng nặng trên gương mặt. Nhiều người thường lo lắng không biết làm cách nào để có thể giúp gương mặt trở lại trạng thái ban đầu. Cùng tìm hiểu nhé.

Gãy xương hàm là một chấn thương khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 30 - 40% số trường hợp gãy xương vùng hàm mặt. Gãy xương hàm thường xảy ra do tác động mạnh trực tiếp lên khu vực này, đặc biệt trong các tai nạn giao thông. Dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp điều trị gãy xương hàm hiện nay.

Một số nguyên nhân gây gãy xương hàm phổ biến

Gãy xương hàm một trong số những tình trạng chấn thương khá nguy hiểm, được chia thành hai loại chính là gãy xương hàm trên và gãy xương hàm dưới. Tình trạng gãy xương hàm có thể khiến mặt bị biến dạng hoặc gây nên một số những khó khăn trong sinh hoạt như ăn uống.

Gãy xương hàm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Tai nạn hoặc va đập mạnh: Những va đập mạnh vào cùng mặt hay khu vực hàm có thể khiến bạn bị gãy xương hàm. Hoặc tai nạn giao thông, các tai nạn thể thao hay bất kỳ tai nạn nào có thể tác động vào vùng mặt cũng có thể gây gãy xương hàm.
  • Rơi tự do: Nếu không may bạn rơi từ xuống từ độ cao nhất định hay rơi trực tiếp lên mặt hay cánh tay cũng có thể khiến bạn bị gãy xương hàm.
  • Các tai nạn trong sinh hoạt: Một số những tai nạn trong sinh hoạt cũng tiềm ẩn một số nguyên nhân gây gãy xương hàm.
  • Bệnh lý về xương: Một nguyên nhân khác của tình trạng gãy xương hàm chính là các bệnh lý về xương, như loãng xương hay hoại tử xương.
Các phương pháp điều trị gãy xương hàm  1
Gãy xương hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Các phương pháp điều trị gãy xương hàm

Gắn cố định xương hàm

Phương pháp gắn cố định xương hàm khi bị gãy thường sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng các vật liệu y tế giúp giữ các mảnh xương và đặt chúng ở vị trí đúng nhất trong quá trình phục hồi. Thủ thuật này sẽ được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn thông qua các thao tác sử dụng các mũi khoan, vít để cố định mảnh xương sau đó dùng vít để gắn chúng lại với nhau. Việc này giúp xương hàm được cố định ở vị trí đúng rút ngắn thời gian phục hồi. Và những phương pháp phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương và các chẩn đoán từ bác sĩ có chuyên môn.

Các phương pháp điều trị gãy xương hàm  2
Gắn cố định xương hàm là một trong những cách điều trị gãy xương hàm

Ghép xương hàm

Khi xương hàm bị gãy các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp ghép xương nhằm tạo điều kiện cho xương phục hồi tốt nhất. Trong phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy xương tự thân để đặt vào cùng xương bị mất để liên kết các mô xương lại với nhau. Nếu trường hợp không thể dùng xương tự thân, bạn có thể dùng xương nhân tạo để đặt vào định vị trí bị gãy. Quá trình ghép xương hàm thường đòi hỏi kỹ thuật cao và phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Và việc chăm sóc sau ghép xương cũng nên được chú trọng để đảm bảo sự phục hồi tối ưu của xương.

Gãy xương hàm nguy hiểm như thế nào?

Gãy xương hàm là một chấn thương khá nghiêm trọng, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì rất có khả năng gây biến dạng khuôn mặt hay làm tổn thương dây thần kinh ở mặt, mắt… Song song với đó, gãy xương hàm còn khiến bạn hạn chế khả năng nhai và mở miệng gây khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Đa số những trường hợp gãy xương hàm thường đến từ các tai nạn hay chấn thương. Nếu vết thương không được xử lý thì khả năng cao sẽ gây nên nhiễm trùng, gây sưng viêm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Các phương pháp điều trị gãy xương hàm  3
Gãy xương hàm có thể gây nên một số những biến chứng nguy hiểm

Bị gãy xương hàm nên làm gì?

Cảm giác đau đớn là điều không thể tránh khỏi khi bị gãy xương hàm. Chính vì thể, bước ban đầu để sơ cứu trước khi được đưa đến các cơ sở y tế bạn cần:

  • Hạn chế cử động: Bạn nên hạn chế hết mức có thể về việc cử động các cơ xương hàm. Như việc cố mở miệng để điều chỉnh khớp hàm hay chạm vào cùng hàm bị tổn thương.
  • Giữ đầu cố định: Bạn nên giữ đầu và xương hàm cố định ở một vị trí trước khi đưa được đưa vào cơ sở y tế.
  • Chườm đá: Nếu tình trạng sưng hàm ngày càng to, thì bạn có thể chườm đá để giảm sưng và giúp giảm đau một cách hiệu quả.
  • Nhanh chóng đến các cơ sở y tế: Sau khi thực hiện một số sơ cứu tạm thời, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Có thể thấy, xương hàm là một bộ phận nhạy cảm và dễ rơi vào tình trạng nghiêm trọng nhất nếu chấn thương. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mà còn gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn. Chính vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu của gãy xương hàm bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.