Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã từng không may bị gãy xương do tai nạn hay do một sự cố nào đó chưa? Nếu có, vậy thì bác sĩ đã dùng những loại nẹp cố định nào để tiến hành chữa trị cho bạn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các loại nẹp cố định gãy xương thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Nẹp cố định gãy xương là gì và các loại nẹp cố định gãy xương phổ biến bạn cần biết sẽ được bật mí thông qua bài viết dưới đây. Dù chưa từng gãy xương hay bạn đã không may gặp phải trường hợp này, bạn cũng nên tìm hiểu về các loại nẹp cố định để hiểu rõ hơn mục đích và công dụng của chúng trong việc cố định gãy xương nhé.
Trước khi tìm hiểu về các loại nẹp cố định gãy xương, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nẹp cố định gãy xương là gì?
Nẹp cố định là một phương pháp điều trị gãy xương bằng cách sử dụng thanh nẹp để cố định một phần của xương bị gãy. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín, tức là khi da không bị xước hoặc không bị rách tại vị trí gãy. Đối với việc sử dụng nẹp cố định, một thanh nẹp được đặt song song gần với xương bị gãy, sau đó được cố định bằng các vít hoặc các phương tiện khác. Quá trình này giúp giữ chặt và ổn định vị trí của xương gãy, tạo điều kiện cho quá trình liền xương diễn ra một cách hiệu quả.
Nẹp cố định thường được sử dụng trong các trường hợp gãy xương mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng nẹp cố định cũng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của gãy xương và quyết định của bác sĩ chuyên môn.
Có rất nhiều loại nẹp cố định gãy xương, bài viết này Long Châu sẽ giới thiệu cho bạn 2 loại nẹp cố định gãy xương chính:
Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít là một quy trình thường được áp dụng trong việc điều trị gãy xương, đặc biệt là ở những vị trí như xương chậu, xương đòn, đầu xa xương chày, đầu xa xương cánh tay,... Trong những trường hợp này, việc sử dụng các loại nẹp cố định gãy xương là nẹp vít là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị.
Bạn biết không? Các thiết bị nẹp vít được bác sĩ sử dụng để cố định gãy xương thường được chế tạo từ các loại thép không gỉ hoặc titanium. Trong các trường hợp gãy xương tập trung ở phần đầu xương hoặc ảnh hưởng đến khớp, cũng như gãy nát nhiều tầng xương, việc sử dụng nẹp vít trở nên vô cùng quan trọng. Điều này xuất phát từ việc không thể đóng đinh nội tủy có chốt bắt ngang.
Khi thực hiện phẫu thuật, các mảnh xương gãy được sắp xếp chính xác vào đúng vị trí thông qua quá trình nắn kín. Sau đó, chúng được cố định bằng các thiết bị nẹp vít kim loại hiện đại và được gắn vào bề ngoài của vùng xương tổn thương.
Loại nẹp vít được lựa chọn phù hợp tùy thuộc vào vị trí và tính trạng của gãy, có thể là nẹp khóa, nẹp tạo hình hay nẹp lòng máng.
Ngoài việc giữ chặt đầu xương, nẹp vít còn có vai trò thay thế những phần xương đã vỡ hoặc bị mất, đặc biệt là ở các khu vực như xương bả vai hay xương chậu và những vùng khác. Chưa hết, sử dụng nẹp vít không chỉ giúp giữ vững ổ gãy xương mà còn bảo vệ mạch máu xung quanh và tăng cường tốc độ liền xương nhanh chóng, thường chỉ trong khoảng 3 - 6 tuần.
Không có một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nào trên thế giới không quen thuộc với nẹp Thomas, một phương pháp được sử dụng rộng rãi tại nhiều trung tâm y tế trên toàn thế giới để điều trị gãy xương đùi.
Phương pháp này đã từng được áp dụng thành công trong Thế chiến I, giúp cứu sống nhiều người. Nó cho phép những người bị chấn thương vẫn có thể di chuyển khi cần thiết, đồng thời cố định vết thương một cách tối ưu, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.
Đáng chú ý, nếu bạn bị gãy xương, ngoài việc tìm hiểu về các loại nẹp cố định gãy xương bác sĩ đã sử dụng cho bạn, bạn cũng nên tìm hiểu và hỏi bác sĩ cụ thể về những lưu ý sau gãy xương để chăm sóc cơ thể thật tốt, giúp phục hồi nhanh chóng nhé.
Ngoài việc giới thiệu các loại nẹp cố định gãy xương, tiếp theo Long Châu sẽ giới thiệu cho bạn các phương pháp tạm thời dùng để cố định gãy xương trong các trường hợp cấp bách khi chưa đến kịp trạm y tế.
Đặt nẹp ngắn (có thể sử dụng nẹp bằng tre, gỗ) ở mặt trước của cẳng tay, từ nếp khuỷu đến khớp ngón tay - bàn.
Đặt nẹp dài ở mặt sau của cẳng tay, từ quá mỏm khuỷu, để sao cho đối xứng với nẹp ở mặt trước. Buộc cố định 2 nẹp vào bàn tay và cẳng tay. Sử dụng các loại dây (vải, khăn, băng cuộn) để treo cẳng tay trong tư thế gập 90 độ.
Đặt một nẹp (có thể dùng tạm thời nẹp gỗ hoặc tre) ở mặt trong của cánh tay, sao cho đầu trên lên tới hố nách, phần đầu dưới sát nếp khuỷu.
Ở mặt ngoài của cánh tay, đặt nẹp đầu trên sao cho quá khớp vai nách, đầu dưới sao cho quá khớp khuỷu.
Cố định nẹp ở 2 đoạn: 1/3 trên cánh tay, ở trên khớp khuỷu và sử dụng băng tam giác (khăn vuông gấp chéo) hoặc băng cuộn để treo cẳng tay vuông góc 90 độ, cuốn một vài vòng băng buộc phần cánh tay vào thân.
Đầu tiên, bạn hãy đặt 2 nẹp gỗ hoặc tre ở mặt trong và mặt ngoài của chi gãy, cẩn thận từ giữa đùi tới vị trí quá phần cổ chân. Sau đó, hãy tiến hành buộc các nẹp cố định vào phần gần bàn cổ chân, phần dưới và trên khớp gối, giữa đùi.
Bạn hãy sử dụng 3 nẹp gỗ hoặc tre để cố định, đầu tiên nẹp ở mặt phía ngoài đi từ hố nách đến vị trí quá gót chân tầm 2cm.
Nẹp thêm 1 tấm ở mặt trong đi từ bẹn đến phần quá gót chân, tấm còn lại nẹp ở mặt sau đi từ trên mào chậu đến vị trí quá gót chân.
Băng cố định nẹp vào chi ở các vị trí như bàn chân, cổ chân, 1/3 trên cẳng chân, trên gối, bẹn, bụng và dưới nách.
Buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở ba vị trí sau, gồm cổ chân, đầu gối và đùi. Sau đó chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử trí bó bột hoặc phẫu thuật tùy vào tổn thương.
Vậy là Nhà thuốc Long Châu vừa giới thiệu đến bạn các loại nẹp cố định gãy xương cũng như các phương pháp xử lý trong những trường hợp cấp bách. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Long Châu để được giải đáp các thắc mắc nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...