Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Gãy xương sườn và những điều cần biết

Ngày 22/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gãy xương sườn là một trong những chấn thương thường gặp nhất, biểu hiện cụ thể là phần xương sườn bị gãy hoặc xuất hiện dấu hiệu nứt. Việc điều trị xương sườn bị gãy không gây nhiều nguy cơ đến tính mạng nhưng không nên xem thường hiện tượng này.

Xương sườn có chức năng chính là bảo vệ khoang ngực cũng như những cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Tuy nhiên đây cũng là vùng dễ chịu tổn thương nhất khi có chấn thương, tai nạn xảy ra.

Chức năng của xương sườn

Khung xương sườn ở người có tổng cộng 12 xương sườn, phân bổ đồng đều về 2 bên lồng ngực và có chức năng tương tự nhau. Mỗi cái xương sườn đều được bắt nguồn từ vị trí cột sống, vòng về và tạo độ cong nhất định trước ngực.

Về vị trí, 7 xương sườn phía trên được kết nối với xương ức và nằm phía trước ngực còn với 3 xương sườn liền kề sẽ kết nối với các xương sườn liên thông, có mô sụn và thường được gọi là xương sườn giả. Cuối cùng là 2 vị trí xương dưới cùng không được liên kết với khung trên cơ thể nên được gọi là “xương sườn cụt”.

Điều trị gãy xương sườn và những điều cần biết 1 Xương sườn là bộ phận bảo vệ lồng ngực cũng như các cơ quan nội tạng

Ở người, số lượng xương sườn là như nhau, không phân biệt nam nữ hay tuổi tác. Đa phần mọi người đều có 12 cặp xương sườn, tương đương với 12 cái xương sườn trên cơ thể tuy nhiên cũng ghi nhận trường hợp có ít hơn hoặc nhiều hơn số lượng phổ biến trên.

Vậy chức năng của xương sườn là gì? Có bị ảnh hưởng khi gãy xương sườn không? Chức năng chính của xương sườn bao gồm:

  • Bảo vệ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là phổi và những cơ quan ở khoang ngực như tim, hệ thống mạch máu,...
  • Hỗ trợ lồng ngực được mở rộng hơn, giúp quá trình hô hấp của phổi diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Ngăn không cho lồng ngực bị sụp xuống gây ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan.

Gãy xương sườn có mấy loại?

Thực chất, tình trạng xương sườn có rất nhiều dạng khác nhau mà ít người phân biệt được hoặc biết đến. Những loại gãy xương sườn phổ biến nhất gồm có:

Gãy xương sườn mức độ đơn giản: Trường hợp này xảy ra khi có một xương sườn lẻ bị gãy và không gây ra những dịch chuyển nào cho hệ thống các xương sườn trong lồng ngực. Đây là loại chấn thương gãy xương sườn phổ biến nhất, chỉ đứng sau chấn thương lồng ngực. Tuy không gây dịch chuyển nào về hệ thống xương nhưng khi bị gãy xương sườn một hoặc nhiều cái có khả năng sẽ tác động xấu đến nội tạng quanh đó, nguy hiểm đến tính mạng.

Gãy xương sườn mức độ phức tạp: Ngược lại với gãy xương sườn đơn giản, trường hợp này, xương sườn khi gãy bị dịch chuyển và gây nguy hiểm đến nội tạng bệnh nhân.

Việc phân loại gãy xương sườn giúp bác sĩ nhận định tình trạng chấn thương một cách tốt hơn, tránh trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh. Ngoài phân loại theo mức độ. Vị trí xương sườn bị gãy cũng thể hiện nhiều điều:

  • Xương sườn dưới nằm gần ổ bụng nên khi bị gãy, thường sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong ổ bụng hơn là phổi, tim,...
  • Gãy xương sườn dưới bên trái gần vị trí lá lách nên khả năng gây chấn thương cho bộ phận này khá cao, ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng đến gan.
  • Xương sườn cụt bị gãy tăng cao khả năng chấn thương thận.
  • Những vị trí gãy xương sườn đầu tiên rất gần và được nối liền với xương sống nên khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến cột sống người bệnh khi bị gãy hoặc chấn thương, nghiêm trọng hơn thậm chí có thể làm cho cột sống, mạch máu chấn thương nặng, dẫn đến tử vong.
Điều trị gãy xương sườn và những điều cần biết 2 Hình ảnh X-quang của bệnh nhân gãy xương sườn

Nguyên nhân bị gãy xương sườn

Việc xương sườn bị gãy có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào chấn thương hoặc tình trạng bệnh nhân, trong số đó phổ biến nhất là:

  • Tai nạn gây chấn thương, gãy xương sườn, khi phần xương này chịu một lực va đập quá mạnh;
  • Lực đè bẹp, đè ép quá lớn dẫn đến gãy xương sườn;
  • Bệnh nhân bị rơi từ trên cao xuống làm lồng ngực và xương sườn bị tổn thương;
  • Gãy xương sườn do chịu sự tác động vật lý mạnh mẽ từ vật nặng, mang tính sát thương lớn;
  • Các hoạt động thể thao cần di chuyển nhiều, liên tục như bóng đá, bóng rổ, cầu lông,... cũng có thể gây chấn thương và làm gãy xương sườn;
  • Người lớn tuổi bị ho thường xuyên, ho dữ dội cũng là tăng khả năng gãy xương sườn;
  • Người lớn tuổi hoặc người bị thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh lý gây loãng xương cũng dễ bị gãy xương sườn hơn những người sức khỏe bình thường;
  • Ung thư xương cũng có thể gây nên tổn thương và làm xương sườn dễ gãy.

Triệu chứng khi bị xương sườn

Nhận biết được gãy xương sườn từ sớm sẽ giúp bạn hạn chế tác động đến lồng ngực, cẩn thận để tránh làm vị trí xương di chuyển, tổn thương nội tạng dẫn đến nguy hiểm trên đường đến bệnh viện cấp cứu. Dấu hiệu nhận biết gãy xương sườn gồm có:

  • Khi người bệnh hít thở cảm thấy đau và không hít thở sâu như bình thường được;
  • Việc di chuyển hoặc đi lại khó khăn hơn, gây đau đớn, cong, vẹo cơ thể khi đi;
  • Ấn vào lồng ngực hoặc ổ bụng có cảm giác đau đớn, khó thở;
  • Ho, hắt hơi nhiều;
  • Khó thở;
  • Lồng ngực bị co thắt khi gãy xương sườn;
  • Có âm thanh lạ như tiếng lạo xạo quanh khu vực tổn thương bị gãy xương sườn;
  • Một số triệu chứng nhận biết gãy xương sườn ít gặp hơn như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,...
Điều trị gãy xương sườn và những điều cần biết 3 Bệnh nhân gãy xương sườn thường có dấu hiệu đau tức ngực hay mạn sườn

Điều trị gãy xương sườn như thế nào?

Khi nhận thấy bản thân bị gãy xương sườn hoặc sau khi chấn thương do tai nạn, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị gãy xương sườn từ việc chẩn đoán, xác định cách cố định xương sườn bị gãy qua các bước sau đây:

  • Chụp X-quang: Đầu tiên, bác sĩ cần tiến hành chụp X-quang cho bệnh nhân để xác định vị trí xương sườn bị gãy, có ảnh hưởng đến nội tạng không và có bị dịch chuyển hay không. Ngoài ra, bước khám này còn giúp hỗ trợ chẩn đoán xẹp phổi.
  • Chụp cắt lớp: Phương pháp xét nghiệm này được áp dụng để tránh trường hợp chụp X-quang không thấy hết được những tổn thương trong lồng ngực. Những chấn thương về mô mềm hoặc các bộ phận cũng dễ dàng nhận thấy hơn phương pháp chụp X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán gãy xương sườn: Sau khi thực hiện cả 2 phương pháp chụp X-quang và chụp cắt lớp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân để xác định mức độ tổn thương của những cơ quan nội tạng xung quanh vị trí gãy xương sườn.

Gãy xương sườn là chấn thương thường gặp và có diễn biến, nguy cơ phức tạp, khó dự đoán vì liên quan đến vị trí xương bị gãy, mức độ di chuyển, ảnh hưởng đến cơ quan bên trong. Chính vì vậy khi bị chấn thương, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra thật kỹ để có cách cố định xương sườn bị gãy sớm, hiệu quả, tránh chủ quan, để lại hậu quả nghiêm trọng hơn nhé. Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu bị gãy xương sườn nên ăn gì để nhanh lành nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn đúng nhất

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin