Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với những bệnh nhân bị gãy xương sườn thì việc điều trị đóng vai trò rất quan trọng. Vậy gãy xương sườn bao lâu thì lành? Theo giải đáp của nhiều chuyên gia, thời gian điều trị gãy xương sườn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và không giống nhau ở mọi người.
Bị gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? Có cần bó bột không là những thắc mắc rất phổ biến về tình trạng chấn thương phổ biến này. Việc điều trị như thế nào, tốc độ phục hồi ra sao còn phụ thuộc vào tình trạng chấn thương. Vì vậy, chọn cách chữa trị đóng vai trò rất quan trọng.
Gãy xương sườn là một trong những chấn thương phổ biến nhất, biểu hiện là các xương sườn có dấu hiệu bị gãy, nứt, vỡ. Nguyên nhân dẫn đến gãy xương sườn có rất nhiều, trong đó đa số là do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc té ngã, tai nạn lao động,...
Gãy xương sườn sẽ tự lành, không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ thống cơ quan nội tạng, vị trí xương không bị dịch chuyển, đồng thời kết hợp các loại thuốc giảm đau, kháng sinh với chế độ dinh dưỡng, luyện tập thích hợp thì xương sẽ tự lành sau một thời gian nhất định. Đây cũng là đáp án cho thắc mắc gãy xương sườn có tự lành không.
Vậy gãy xương sườn bao lâu thì lành? Với những trường hợp xương sườn gãy rời khỏi khung xương sườn, có nguy cơ chạm đến, đâm thủng hoặc gây tổn thương nguy hiểm lên nội tạng, đặc biệt là tim, phổi, hệ thống mạch máu thì cần có những phương pháp điều trị sâu hơn. Trong đó có phẫu thuật. Trường hợp gãy xương sườn nào cần phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định sau các kiểm tra cơ bản, xác định đúng hiện trạng xương bị gãy, từ đó có phương án chữa trị tốt nhất.
Nếu xương sườn gãy rời, dịch chuyển trong lồng ngực có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm sau đó, điển hình như:
Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm khi gãy xương sườn ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là động mạch chủ gần tim. Vị trí xương số 1, 2, 3 thường gần động mạch chủ nên khi những xương sườn này gãy, có nguy cơ cao đâm thủng hoặc sẽ làm rách động mạch chủ, dẫn đến chấn thương, xuất huyết trong, máu chảy ồ ạt, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Phổi là cơ quan nằm rất gần, ngay dưới khung xương sườn nên khi bị gãy xương sườn, phổi có nguy cơ cũng bị chấn thương khá cao. Khi xương gãy, những phần gai nhọn ở đầu xương có thể làm cho phổi bị rách, trầy gây đau đớn hoặc thậm chí là thủng phổi vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy nên khi tai nạn, té ngã, bạn cảm thấy đau ngực, khó thở, thở mệt, nặng nề,... thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu, thăm khám kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng, bạn nhé.
Trường hợp này ít gặp hơn 2 biến chứng nêu trên nhưng điều này không có nghĩa là hoàn toàn không thể xảy ra, đặc biệt khi những xương bị gãy là vị trí xương 10, 11, 12, gần lá lách, gan, thận và một số bộ phận khác.
Khi bạn nhận thấy đau đớn bất thường ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì cần đến bệnh viện gần nhất cho bác sĩ sơ cứu, xét nghiệm, thăm khám trước khi để đến lúc quá muộn, biến chứng trở nặng hơn.
Rách lá lách là biến chứng nguy hiểm của gãy xương sườn
Thắc mắc gãy xương sườn bao lâu thì lành, gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? Không chỉ những người bị thương mới có mà cả những người có người thân, người quen gặp chấn thương cũng có cùng câu hỏi. Theo như giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa, để trả lời cho câu hỏi gãy xương sườn bao lâu thì lành rất khó.
Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng chấn thương của bệnh nhân. Nếu chỉ nứt, vỡ nhẹ xương sườn thì thời gian điều trị và lành vết thương sẽ nhanh chóng hơn, ngược lại với người cần phẫu thuật sẽ có thời gian hồi phục khác.
Ngoài ra, cũng còn một số yếu tố ảnh hưởng đến gãy xương sườn bao lâu thì lành khác như bị gãy xương sườn nên ăn gì, chế độ ăn uống có đầy đủ dinh dưỡng không, lượng canxi nạp cho cơ thể trong ngày có đảm bảo không, tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng, vận động mạnh, làm việc nặng,... cũng là cho xương sườn có tốc độ hồi phục khác nhau.
Gãy xương sườn là chấn thương có nhiều cách điều trị khác nhau, điều này còn tùy vào tình trạng tổn thương được xác định sau quá trình kiểm tra, thăm khám. Những phương pháp chữa gãy xương sườn phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Trường hợp gãy xương sườn nhẹ, không có ảnh hưởng gì quá lớn đến những bộ phận xung quanh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân là chính. Các loại thuốc phổ biến là Tramadol, Paracetamol, Ibuprofen,...
Khi bệnh nhân uống thuốc đều đặn nhưng vẫn cảm thấy đau đớn, tức ngực, khó chịu, bác sĩ cần kiểm tra lại tình trạng chấn thương kỹ lưỡng hơn nữa, xác định người bệnh có bị viêm hay xẹp phổi do chấn thương, tai nạn hay không.
Đây cũng là phương pháp thích hợp với tình trạng gãy xương sườn nhẹ. Bác sĩ khi này sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số bài tập hít thở sâu, phục hồi chức năng xương sườn sớm, giảm cảm giác đau khi hít thở, hạn chế việc thở mệt, thở dốc,...
Trước đây, biện pháp quấn cố định xương sườn khi bị gãy xương rất phổ biến nhưng sau khi nhận thấy không có hiệu quả cao, làm ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu và gây khó chịu cho người bệnh thì cách vật lý trị liệu quấn cố định này đã được thay thế bằng phương pháp mới hơn.
Vật lý trị liệu thích hợp cho gãy xương sườn nhẹ
Những trường hợp cần phẫu thuật sẽ do bác sĩ chỉ định cụ thể, dùng trong trường hợp gãy xương sườn nặng, gãy rời xương, xương sườn di chuyển gây nguy hiểm cho những cơ quan nội tạng xung quanh.
Gãy xương sườn bao lâu thì lành hay gãy xương sườn có tự lành không đều đã được giải đáp qua những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về chấn thương phổ biến hàng đầu này. Khi gặp tai nạn, chấn thương tác động đến vùng ngực, bạn cần đi khám, kiểm tra chuyên sâu, tránh biến chứng nguy hiểm khi điều trị muộn.
Xem thêm: Bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.