Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Vậy bệnh mạch vành sống được bao lâu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Mặc dù bệnh mạch vành là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu biết cách phòng ngừa và điều trị thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sống chung với bệnh trong nhiều năm.
Bệnh lý nào cũng vậy, kể cả bệnh mạch vành, nếu điều trị đúng phác đồ thì người bị bệnh mạch vành vẫn có thể sống đến 70 - 80 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn. Ngược lại, nếu không điều trị kịp thời, bệnh mạch vành sẽ dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim, từ đó đe dọa tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào.
Ngày nay với nền y học hiện đại, bệnh mạch vành đã có thể kiểm soát để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Thậm chí ngay cả khi bệnh nặng, phải đặt stent mạch vành thì bệnh nhân vẫn có thể sống từ 10 -15 năm nếu được chăm sóc tốt và điều trị phù hợp.
Có nhiều yếu tố có thể khiến tuổi thọ ở bệnh nhân mạch vành bị suy giảm như các bệnh lý đi kèm, chế độ dinh dưỡng, căng thẳng tâm lý. Cụ thể như sau:
Các bệnh lý đi kèm ở bệnh nhân bệnh mạch vành gây giảm tuổi thọ:
Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, có chế độ ăn uống chứa nhiều lipid, ít vận động tập thể thao sẽ khiến lượng LDL - cholesterol trong cơ thể tích lũy ngày càng nhiều, từ đó làm chức năng tim bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các mảng xơ vữa phát triển nhanh hơn, từ đó dễ gây tắc mạch dẫn đến bệnh mạch vành.
Trạng thái tâm lý căng thẳng vừa khiến các mảng xơ vữa phát triển nhanh hơn vừa khiến co thắt mạch máu. Hai nguyên nhân trên đều làm cho bệnh mạch vành trở nên trầm trọng hơn, từ đó dễ gây nên các cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Một số phương pháp có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành gia tăng thêm tuổi thọ như sau:
Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh mạch vành tốt hơn. Bạn có thể tự xây dựng một chế độ sinh hoạt tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý qua các gợi ý như sau:
Bệnh mạch vành hiện nay chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Do đó muốn kiểm soát căn bệnh này phải dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc. Đặc biệt, bạn phải tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị và không tự ý ngưng thuốc.
Các thuốc thường dúng cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành là:
Việc dùng các loại thuốc này đúng theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh, hạn chế nguy cơ nhập viện, tử vong do bệnh mạch vành.
Các loại thảo dược có lợi thế là vừa an toàn vừa hiệu quả nên nhiều người bệnh đã áp dụng phương pháp này lâu dài để giúp ngăn ngừa và kiểm soát các biến chứng của bệnh.
Một trong những thảo dược thường được sử dụng là Thông Dahurian. Thảo dược này không chỉ hỗ trợ giảm xơ vữa mạch vành, cholesterol máu, mà chiết xuất dihydroquercetin từ Thông Dahurian còn bảo vệ hệ thống vi mạch, vì vậy mà tăng lưu thông máu đến tim và giảm đau thắt ngực hiệu quả hơn.
Tuy nhiên trước khi kết hợp điều trị bệnh mạch vành cùng các loại thảo dược, bài nên tham khảo và được sự cho phép của bác sĩ điều trị để tránh biến chứng hay tương tác dược liệu có thể xảy ra.
Phương pháp điều trị xâm lấn chỉ được dùng trong trường hợp cấp tính hoặc điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Thông thường bác sĩ sẽ chon nong mạch vành và đặt stent để mở rộng động mạch bị tắc nghẽn cho bệnh nhân. Đối với trường hợp không thể đặt stent, bạn sẽ được phẫu thuật để bắc cầu động mạch vành.
Tuy nhiên, cả hai phương pháp này vẫn không thể chữa khỏi bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng cách sẽ có thể hỗ trợ kéo dài tuổi thọ cho những người bị bệnh mạch vành nặng.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn, quý đọc giả đã có thêm kiến thức về bệnh mahcj vàng cũng như đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh mạch vành sống được bao lâu?”. Dù các biện pháp không thể điều trị dứt điểm bệnh lý, tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách vẫn có thể giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh.
Xem thêm: Hẹp mạch vành: Triệu chứng, phân loại và mức độ nguy hiểm
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.