Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rách giác mạc bao lâu thì khỏi? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng bài viết tìm hiểu cách sơ cứu hiệu quả cho bệnh nhân khi bị rách giác mạc nhé.
Mắt của chúng ta khi tiếp xúc với dị vật như bụi, đất, cát, mùn cưa, bụi kim loại… có thể sẽ gây tình trạng trầy xước giác mạc. Vậy, rách giác mạc bao lâu thì khỏi?
Để giải đáp rách giác mạc bao lâu thì khỏi thì việc nắm được tình trạng này, nguyên nhân gây rách giác mạc sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn.
Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm bao bọc toàn bộ các bộ phận bên trong của nhãn cầu, có có nhiệm vụ ngăn ngừa bụi bẩn đi sâu vào trong mắt, giúp bảo vệ các phần tử dễ tổn thương như: Đồng tử, thủy tinh thể, võng mạc, và các bó cơ hỗ trợ mắt.
Ngoài ra, giác mạc còn có vai trò thu thập ánh sáng từ bên ngoài, kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử hội tụ thành một điểm trên võng mạc, mô phỏng lại hình ảnh của vật thể và màu sắc, giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh một cách rõ nét và chân thực nhất.
Rách giác mạc là tình trạng tổn thương phần dịch thủy và màng bọc bên ngoài, được gây ra bởi những dị vật (ví dụ như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ…) làm xuất hiện một số dấu hiệu như:
Rách giác mạc có thể xảy ra trong các hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, làm việc trong một trường khói bụi, hoặc thậm chí là khi bạn vô tình để móng tay chạm vào lòng mắt,...
Rách giác mạc sẽ khá lành tính nếu vết rách nông và nhỏ thường sẽ mất khoảng 2 - 3 ngày để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, tình trạng rách giác mạc có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt như: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chính vì thế, bạn cần đến ngay các cơ sở ý khoa để được bác sĩ chẩn đoán, và đưa ra phương pháp điều trị, giúp phục hồi hiệu quả nhất cho đôi mắt.
Sơ cứu là một trong những bước cơ bản và thiết yếu khi bị rách giác mạc. Tuy nhiên, các bước thực hiện sơ cứu như thế nào là chuẩn xác, thì không phải ai cũng biết.
Khi bị rách giác mạc, bạn nên đến ngay các cơ sở y khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn, bạn cần thực một số bước sơ cứu tạm thời như sau:
Loại bỏ dị vật ra khỏi mắt
Bạn có thể dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy ra một chiếc ly nhỏ. Tiếp đến, đưa mắt mào rìa mép ly, sao cho nước tiếp xúc với toàn bộ vùng mắt. Thực hiện chớp mở mắt liên tục, để dị vật trôi ra bên ngoài theo làn nước.
Ngoài ra, nếu đang ở nơi làm việc, thì bạn có thể dùng tay hất nước vào mắt, hoặc để mắt dưới vòi nước. Llưu ý: Phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện, để tránh gây nhiễm trùng cho mắt.
Thực hiện chớp mắt liên tục
Hành động này sẽ kích thích tuyến nước mắt hoạt động và đẩy dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện với những dị vật nhỏ. Bởi, nếu chớp mắt khô, các dị vật to rất có thể làm trầy xước thêm giác mạc của bạn.
Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh
Trong trường hợp cộm mắt đỡ ngay sau khi sơ cứu, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên mắt, giúp làm dịu nhiệt cho mắt, đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn còn bám trụ lại trên mi mắt.
Sử dụng gạc
Đối với những dị vật lớn khi rơi vào mắt, thì tốt nhất là bạn nên nhắm mắt lại, sau đó dùng một chiếc gạc nhỏ để che phần mắt bị tổn thương, rồi di chuyển đến bệnh viện. Động tác này sẽ tránh được bụi và vi khuẩn xâm nhập thêm vào bên trong mắt.
Hạn chế việc dụi mắt khiến cho vết thương nặng hơn
Khi bị rách giác mạc, bạn không nên thực hiện những việc sau:
Bài viết trên cung cấp cho bạn một số thông tin để giải đáp thắc mắc rằng tình trạng rách giác mạc bao lâu thì khỏi? Rách giác mạc sẽ rất nhanh khỏi và không ảnh hưởng đến thị lực nếu bạn biết các sơ cứu và chăm sóc mắt sau khi tổn thương. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây nên những bệnh về mắt cực kỳ nguy hiểm nếu bạn áp dụng cách sơ cứu sai lầm. Chính vì vậy, hãy thận trọng hơn trong quá trình hoạt động và làm việc, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho đôi mắt của mình.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.