Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm kết mạc nhỏ thuốc gì? Có thể sử dụng thuốc viên hay không? Kết hợp vừa thuốc uống và thuốc nhỏ được không? Rất nhiều câu hỏi về thuốc nhỏ mắt được đặt ra. Tuy nhiên, không nên tự ý mua và sử các loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh sẽ không nguy hiểm Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và bùng phát thành dịch. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, sử dụng đúng thuốc nhỏ mắt sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh kịp thời.
Viêm kết mạc hay còn gọi đau mắt đỏ. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè và có thể lây lan thành dịch.
Viêm kết mạc do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi mắc bệnh viêm kết mạc, chiếm 80% do virus adenovirus gây ra. Bệnh lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với nước mắt, dịch tiết ra từ mắt của người bệnh hoặc thông qua đồ dùng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn: Các vi khuẩn tụ cầu, haemophilus, cúm,... thường gây viêm kết mạc. Bệnh lây truyền khi tiếp xúc với dịch tiết hoặc vật có dính dịch tiết của người bệnh.
Viêm kết mạc do nguyên nhân khác: Các tác nhân như bụi bẩn, lông vật nuôi, phấn hoa, mỹ phẩm,… là các tác nhân có thể gây viêm kết mạc. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, dễ tái phát nhiều lần. Đây là những nguyên nhân viêm kết mạc nhưng không lây truyền. Nếu muốn trị dứt điểm thì việc tìm ra tác nhân gây dị ứng là quan trọng nhất.
Viêm kết mạc do dị ứng thường xuyên xuất hiện nếu không loại bỏ cá tác nhân đó
Viêm kết mạc do virus
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc mắt do virus thường là ngứa mắt, chảy nước mắt và có cảm giác cộm khi nhắm mắt. Ngoài ra mắt người bệnh còn bị sưng chân mi, kèm theo các triệu chứng khác như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và nổi hạch. Nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng như giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Lúc ngủ dậy người bệnh thấy xuất hiện chất dịch vàng dính ở hai mi mắt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kết mạc đỏ. Trường hợp nặng có thể gây loét giác mạc hoặc giảm thị lực.
Viêm kết mạc do dị ứng
Người bệnh có triệu chứng chảy nước mắt, ngứa, bệnh thường xảy ra ở hai mắt.
Viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa rát bằng cách rửa mắt bằng nước sạch và nhỏ thuốc kèm theo thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm.
Đối với bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đồng thời giảm thời gian điều trị. Tùy theo nguyên nhân gây viêm kết mạc mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt phù hợp.
Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Thành phần có thể kể đến như: chloramphenicol, neomycin, tobramycin, ofloxacin, sulfocetamid, polymycin B,… Người bệnh cần đặc biệt lưu ý không được dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh quá một tuần.
Đây là những loại thuốc có thành phần corticosteroid như dexamethasone, fluoromethason, prednisolone,… hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như diclofenac.
Thuốc có tác dụng chống viêm nên được sử dụng để giảm sưng. Vì có chứa corticoid nên thuốc không được sử dụng lâu dài đề phòng các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,...
Đây là loại thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc dị ứng với thành phần histamin H1 như clorpheniramin, antazoline, diphenhydramin,... hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ngứa mắt do dị ứng.
Ngoài ra còn các loại thuốc nhỏ mắt kết hợp có thành phần vừa kháng sinh vừa kháng viêm giúp tăng hiệu quả quá trình chữa trị viêm kết mạc.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ
Với bệnh viêm kết mạc, cần chú ý vệ sinh mắt hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Bạn có thể dễ dàng mua dung dịch nước muối sinh lý nhỏ mắt ở các hiệu thuốc, sử dụng nhiều lần trong ngày để làm sạch và loại bỏ bụi bẩn. Hãy lưu ý một số vấn đề sau đây để ngăn chặn bệnh viêm kết mạc mắt lây lan sang những người xung quanh và tái phát trở lại.
Không dùng các đồ dùng cá nhân với người khác tránh lây nhiễm
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết rõ viêm kết mạc nhỏ thuốc gì thì phù hợp với tình trạng mắt hiện tại. Viêm kết mạc là tình trạng phổ biến, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể thành dịch và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc, bạn phải đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.