Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giải đáp thắc mắc: Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Ngày 02/10/2017
Kích thước chữ

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Điều này không dễ xác định mà còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như khả năng phát sinh biến

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Điều này không dễ xác định mà còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như khả năng phát sinh biến chứng của bệnh.

1. Nguyên nhân thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng giảm huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu từ đó dẫn đến thiếu ô xy cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Bệnh thiếu máu có thể do rất nhiều nguyên nhân, đơn lẻ có và kết hợp cũng có. Bệnh thể thiếu máu cấp tính hoặc thiếu máu mãn tính cũng có. Thiếu máu có chia theo mức độ nặng hay nhẹ và bệnh thiếu máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Thiếu sắt và Vitamin B12 chiếm tỉ lệ 25 – 35% bệnh nhân thiếu máu
  • Mất máu lâu ngày như phụ nữ mất máu quá nhiều khi hành kinh.
  • Bệnh ung thư đại tràng làm cho cơ thể bị thiếu máu trong một thời gian dài.
  • Các bệnh về giun sán… cũng chiếm tỉ lệ 25 – 35% các trường hợp bị thiếu máu.
  • Một số bệnh mãn tính ở gan, thận, tuyến nội tiết… đặc biệt là bệnh tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu
  • Người bị chứng rối loạn đường ruột, người đã cắt bỏ ruột non dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu.
  • Người mắc bệnh nhiễm khuẩn máu, có tiền sử di truyền trong gia đình hoặc bản thân có bệnh về máu, bị rối loạn hệ miễn dịch, phơi nhiễm hóa chất độc hại, sử dụng các loại thuốc có thể tác động xấu đến việc sản xuất hồng cầu.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, người nghiện rượu, người ăn chay trường… là những người có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao hơn người bình thường.
Mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

2. Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó chịu, nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào lượng máu bị thiếu:

  • Cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và làm việc chóng mệt, dễ bị ngất, choáng váng
  • Nhịp tim trở nên nhanh hơn hoặc đập nhanh chậm một cách bất thường – còn gọi là chứng rối loạn nhịp tim. Từ đó dễ dẫn đến trạng thái suy tim sung huyết và dễ gây tử vong cho người bệnh.
  • Tổn thương thần kinh: vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, và giúp hệ thần kinh vững vàng. Thiếu máu có thể gây ra các thương tổn thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.
  • Tử vong: thiếu máu nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng. Mất nhiều máu trong một thời gian ngắn hoàn toàn có thể gây tử vong.
  • Với phụ nữ có thai: thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây ra sảy thai liên tục, sinh non hoặc trẻ sinh bị thiếu cân.
Thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây ra sảy thai liên tục, chảy máu thai kì hoặc trẻ sơ sinh thiếu cân

3. Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu 

Việc điều trị bệnh thiếu máu vô cùng khó khăn vì xác định được bệnh thiếu máu có nguy hiểm không và nguyên nhân gây bệnh không hề dễ dàng. Thông thường bạn sẽ cần làm như sau:

  • Nếu thiếu máu do thiếu sắt thì bổ sung chất sắt qua các dược phẩm kết hợp chế độ ăn uống giàu chất sắt.
  • Nếu thiếu máu do bệnh mãn tính thì hầu như không cần phải điều trị nhiều mà tập trung điều trị bệnh căn nguyên. Trong một số trường hợp thiếu máu nặng hoặc mất máu nhiều, mất máu thể cấp tính thì cần phải truyền máu để tránh biến chứng nặng.
  • Thường xuyên bổ sung đầy đủ vitamin C vì chúng giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ ruột.
Bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn

Phong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin