Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

Ngày 18/08/2023
Kích thước chữ

Tiêm phòng uốn ván là một trong những điều bắt buộc để mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất sau sinh. Tiêm uốn ván có những lưu ý như trường hợp nào nên tiêm? Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu? Mang thai lần 2 nên tiêm không?

Uốn ván là bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn họ Clostridium gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiễm trùng khi cắt dây rốn, gây ra hiện tượng tăng trương lực cơ toàn thân như cơn co cứng, co giật thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được phát hiện tình trạng bệnh và được điều trị kịp thời. Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở nên tiêm vắc xin uốn ván để phòng ngừa tốt nhất bệnh uốn ván cho cả mẹ và con. Thông thường, liệu trình tiêm phòng uốn ván gồm 2 mũi tiêm, vậy nên tiêm khi nào? Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là hợp lý? 

Tìm hiểu chung về bệnh uốn ván

Đầu tiên, để hiểu bệnh uốn ván là gì, tại sao nên tiêm phòng uốn ván, có thể phát hiện bản thân có đang bị uốn ván không để kịp thời tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ, hãy cùng đến với một số thông tin cơ bản về uốn ván mà bạn cần biết.

Nguồn gốc và nguyên nhân uốn ván

Uốn ván (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra khi gặp điều kiện thuận lợi như vết thương hở trong điều kiện yếm khí. Vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra ngoại độc tố Tetanus exotoxin, chất độc này di chuyển từ vết thương vào máu hoặc bạch huyết để đến dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào hệ thần kinh trung ương của vật chủ, gây ra các cơn tăng trương lực cơ như co thắt cơ, cơn đau và các vấn đề về hô hấp.

Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 1
Bệnh uốn ván do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra

Triệu chứng ứng với các thời kỳ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh là thời điểm từ lúc có vết thương đến lúc xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh, mà thường thấy nhất là cứng hàm. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2 ngày đến 2 tháng, nhưng thường gặp nhất là từ 8 ngày, trường hợp ngắn hơn (< 7 ngày) thì bệnh thường nặng và có nguy cơ tử vong cao hơn.

Thời kỳ khởi phát bệnh

Thời kỳ khởi phát bệnh thường kéo dài từ 1 ngày đến 7 ngày, triệu chứng chuyển biến từ cứng hàm đến xuất hiện cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt hầu họng - thanh quản. Triệu chứng có thể có là cứng hàm, mỏi hàm, khó nói, khó nuốt, khó nhai đến khó há miệng tăng dần và liên tục, bệnh trở nặng hơn khi bệnh nhân bị co cứng các cơ mặt, gáy, lưng, bụng, liên sườn, chi trên và chi dưới. Thời gian khởi phát của thời kỳ này càng ngắn (< 2 ngày) bệnh sẽ càng nặng.

Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát từ tuần thứ 2 sau khi sinh với các dấu hiệu: Trẻ bỏ bú, cứng cơ. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 2
Trẻ bỏ bú là dấu hiệu mắc bệnh uốn ván

Thời kỳ toàn phát

Thời kỳ toàn phát kéo dài từ 1 - 3 tuần, với các biểu hiện như: Co thắt cơ toàn thân liên tục, co thắt thanh quản, hầu họng và các cơ vòng dẫn đến tình trạng khó thở khó nuốt, bí đại tiện và tiểu tiện, thậm chí dẫn đến ngừng tim. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn thần kinh thực vật và động kinh.

Thời kỳ lui bệnh

Thời kỳ lui bệnh là khi các cơn co thắt toàn thân hay cơn co thắt thanh quản, hậu họng giảm dần; miệng mở rộng trở lại được, phản xạ nuốt dễ dàng hơn. Thời kỳ này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là hợp lý?

Tiêm phòng uốn ván là việc làm cần thiết cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản vì nguy cơ tử vong rất cao đối với phụ nữ có thai và cả em bé do uốn ván trẻ sơ sinh.

Hầu hết phụ nữ mang thai hiện nay chưa được tiêm phòng uốn ván và chưa có hiểu biết nhất định về việc tiêm phòng vắc xin uốn ván như 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu thì hợp lý. Nhiều người thắc mắc có thể tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 2 tháng được không. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và loại vắc xin. Lịch tiêm phòng thường được cụ thể hóa cho 3 nhóm đối tượng, bao gồm phụ nữ chưa được tiêm phòng uốn ván lần nào, phụ nữ mang thai lần thứ 2 và phụ nữ đã được tiêm phòng uốn ván trước đó.

Đối với phụ nữ chưa được tiêm phòng uốn ván

Cần tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt nhưng các mẹ nên tránh 3 tháng đầu thai kỳ vì khi đó cơ thể của mẹ vẫn chưa ổn định. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng là khi thai đủ 25 tuần. Tốt nhất nên tiêm mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 3
Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2

  • Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 dưới 5 năm và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván: Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất khi thai được 24 tuần tuổi.
  • Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 trên 5 năm và chỉ tiêm phòng uốn ván 1 mũi ở lần mang thai 1: Cần tiêm đủ 2 mũi như ở lần 1.

Đối với phụ nữ đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván từ trước

  • Nếu thời gian tiêm phòng quá 10 năm: Nên tiêm phòng uốn ván 2 mũi như mang thai lần 1.
  • Nếu thời gian tiêm phòng không quá 10 năm: Không cần tiêm phòng lại.

Nên lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván

Ngoài thắc mắc nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu, bạn cũng cần quan tâm đến những điều cần lưu ý khi tiêm phòng uốn ván, cụ thể:

  • Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván không chỉ có mẹ bầu mà còn có người làm nông, người dọn dẹp vệ sinh, công nhân xây dựng hay công nhân công trường, người suy giảm hệ miễn dịch.
  • Nên kiêng một số thứ như: Rượu, bia, chất kích thích; hoạt động mạnh; hoạt động dễ làm nhiễm trùng vết thương.
  • Người tiêm có thể mắc một số triệu chứng sau tiêm như: Sốt nhẹ, đau và sưng tại chỗ tiêm,... Nhưng nếu thấy có dấu hiệu nghiêm trọng nào xuất hiện phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Phụ nữ có thai khi đi tiêm phòng nên mang theo sổ khám thai để cán bộ y tế có thể theo dõi và tiêm phòng uốn ván dựa vào tuần tuổi của trẻ và số lần mang thai.
  • Trong thời kỳ mang thai chỉ nên tiêm phòng uốn ván theo quy định của Bộ Y Tế.

Hi vọng bài viết này trả lời được câu hỏi nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu và cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về bệnh uốn ván. Việc chủ động tiêm phòng uốn ván đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ cơ thể của bạn và bé khỏi căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này.

Tiêm uốn ván đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp các loại vắc xin uốn ván thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới.

Để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác bạn có thể liên hệ hotline 1800 6928 hoặc đăng ký tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm