Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tình trạng cứng hàm và những thông tin quan trọng cần biết

Ngày 29/09/2023
Kích thước chữ

Cứng hàm là một triệu chứng của khá nhiều bệnh thuộc các chuyên khoa khác nhau. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những tác động nguy hiểm. Những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cứng hàm cũng như những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và cách phòng ngừa.

Cứng hàm là tình trạng khi các cơ nhai của hàm co lại và thỉnh thoảng bị viêm, gây ra tình trạng mở miệng không đủ rộng cho người bệnh.

Thế nào là cứng hàm?

Cứng hàm xảy ra khi các cơ nhai quai hàm không thể hoạt động bình thường do viêm hoặc co lại, dẫn đến sự hạn chế trong việc mở miệng tự nhiên. Khi không thể mở miệng đủ rộng, điều này có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nuốt, duy trì vệ sinh răng miệng, và thậm chí là ảnh hưởng đến giao tiếp.

Mặc dù không phải ai cũng gặp phải tình trạng cứng hàm, nhưng có một số nhóm người có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Những người vừa mới nhổ răng khôn.
  • Những người mắc các bệnh liên quan đến miệng và họng, chẳng hạn như: Ung thư miệng, họng.
  • Những người đã phải trải qua phẫu thuật hoặc điều trị bằng tia X ở vùng đầu hoặc cổ.
Hiện tượng cứng hàm và thông tin bạn cần biết
Cứng hàm xảy ra khi các cơ nhai quai hàm không thể hoạt động bình thường

Biểu hiện thường thấy ở người bị cứng hàm:

Triệu chứng chính của tình trạng cứng hàm là sự hạn chế trong việc mở miệng, khiến cho miệng không thể mở to hoặc khó có mở một cách bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trải qua những biểu hiện sau:

  • Sự đau đớn tại khu vực hàm, ngay cả khi không có sự chuyển động của hàm.
  • Gặp khó khăn hoặc cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các hoạt động liên quan đến việc mở miệng như: Đánh răng hoặc ăn uống.
  • Khả năng nhai hoặc nuốt một số loại thức ăn bị hạn chế.
  • Bị đau thắt ở trong khu vực hàm.

Nguyên nhân gây nên cứng hàm

Tình trạng cứng hàm có thể xuất hiện khi có tổn thương hoặc chấn thương ở các cơ hàm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:

  • Chấn thương: Các chấn thương ở hàm, chẳng hạn như gãy xương hàm, có thể khiến hàm trở nên cứng để xương có thời gian phục hồi.
  • Nhổ răng: Bất kỳ loại nhổ răng nào, bao gồm cả nhổ răng khôn và răng hàm, có thể gây cứng hàm. Việc nhổ răng có thể dẫn đến nhiễm trùng và khiến hàm bị căng quá mức, gây ra tình trạng cứng.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Rối loạn này có thể gây cứng và đau ở vùng hàm. Các nguyên nhân bao gồm: Chấn thương, viêm khớp, yếu tố di truyền, và thói quen căng thẳng như nghiến răng. Theo các chuyên gia, khoảng 11% người bị rối loạn khớp thái dương hàm gặp khó khăn khi mở miệng.
  • Xạ trị ung thư đầu hoặc cổ họng: Một số khối u ở cổ họng có thể ảnh hưởng đến chức năng của hàm và gây tê cứng vùng này. Tuy nhiên, thường thì xạ trị ung thư da đầu hoặc cổ họng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cứng hàm. Nó có thể gây tổn thương và dẫn đến sự hình thành mô sẹo xung quanh khớp hàm.
Hiện tượng cứng hàm và thông tin bạn cần biết 1
Nhổ răng khôn có thể là nguyên nhân gây ra cứng hàm

Phương pháp điều trị cho tình trạng cứng hàm

Tình trạng bị cứng khớp hàm thường là tạm thời và cơ hội phục hồi cao hơn khi điều trị được tiến hành sớm. Các chuyên gia sẽ dựa trên tình hình sức khỏe đề xuất một số phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thiết bị kéo duỗi hàm: Sử dụng một thiết bị đặc biệt có thể giúp tăng độ mở miệng từ 5 - 10mm, giúp làm dịu tình trạng cứng hàm.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng: Thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, hoặc thuốc chống viêm. Trong một nghiên cứu, việc sử dụng thuốc chống viêm như: Prednisone (glucocorticosteroid) và diclofenac (thuốc chống viêm không steroid) sau khi nhổ răng khôn đã giúp giảm tình trạng cứng hàm so với những người chỉ dùng thuốc prednisone.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp như: Massage và kéo duỗi hàm, có thể giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp hàm.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tạm thời thay đổi chế độ ăn, tập trung vào thức ăn mềm, có thể giúp giảm tình trạng cứng hàm cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cứng hàm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Điều quan trọng là thảo luận và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.

Hiện tượng cứng hàm và thông tin bạn cần biết 2
Lựa chọn phương pháp điều trị cứng hàm phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Cách phòng ngừa tình trạng cứng hàm

Bên cạnh việc tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm nguy cơ mắc chứng cứng hàm hoặc hạn chế tình trạng này:

  • Mát xa vùng xương hàm và mặt: Thực hiện mát xa vùng xương hàm và mặt thường xuyên không chỉ giúp giảm nguy cơ cứng hàm mà còn cải thiện sự lưu thông máu, tạo điều kiện cho làn da mặt trở nên đẹp hơn, giúp bạn xoa dịu cơn đau khớp xương quai hàm ngay tại nhà.
  • Tập thể dục cho xương quai hàm: Di chuyển hàm từ phải sang trái và giữ yên trong vài giây, sau đó di chuyển ngược lại. Bằng cách này, bạn có thể luyện tập bất cứ khi nào và ở đâu để cải thiện sức khỏe của cơ hàm một cách hiệu quả.
  • Thực hiện động tác vòng tròn cho xương quai hàm: Ngoài việc di chuyển quai xương hàm từ phải sang trái, bạn cũng có thể thực hiện động tác vòng tròn để cải thiện chức năng của xương hàm.
  • Luyện tập kéo duỗi quai hàm: Mở miệng rộng hết mức có thể, sau đó giữ trong vài giây. Thực hiện động tác này thường xuyên để tăng sự linh hoạt của hàm.
  • Loại bỏ thói quen nghiến chặt hàm hoặc răng: Nếu bạn có thói quen này, hãy cố gắng ngưng để giảm áp lực lên cơ hàm và răng.
Hiện tượng cứng hàm và thông tin bạn cần biết 3
Mát xa vùng xương hàm và mặt có thể giúp phòng ngừa cứng hàm

Có thể thấy cứng hàm không phải là một căn bệnh phổ biến và không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe tổng thể của người bệnh, tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Bạn nên chủ động thăm khám cũng như thực hiện chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách mỗi ngày.

Xem thêm: Thắc mắc: Bị sái quai hàm uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin