Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc hữu cơ là gì? Đây là căn bệnh gây hại rất lớn đối với sự phát triển của lúa. Nếu không có hướng khắc phục kịp thời thì sẽ làm lụi toàn bộ phần diện tích lúa bị bệnh.
Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm liên quan đến tình trạng ngộ độc hữu cơ sẽ giúp chúng ta có được hướng phòng ngừa và khắc phục phù hợp.
Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng các loại axit hữu cơ vốn được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất gây hại cho lúa.
Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra nhiều ở trên đất canh tác, đất phèn khi rơm rạ nhiều và không có đủ thời gian để phân hủy. Tình trạng ngộ độc hữu cơ thường xuất hiện cùng lúc với ngộ độc phèn và làm tăng nguy cơ ngộ độc cho lúa, đặc biệt là khi lúa nhỏ mới được 7 - 30 ngày sau sạ.
Nguyên nhân chính gây ngộ độc hữu cơ ở lúa là do đất bị thiếu oxy. Tình trạng này sẽ gây ra sự yếm khí ức chế đối với hệ hô hấp ở lúa.
Bên cạnh đó, nông dân liên tục canh tác ở trên một thửa ruộng, phần rơm rạ của vụ trước sẽ bị chôn vùi ở trong đất và phân hủy trong điều kiện yếm khí và tiết ra các loại chất độc gây hại đối với lúa ở vụ sau (những chất độc hữu cơ đó là khí metan, phenolic, hidro sunfua, các loại axit hữu cơ).
Ngộ độc hữu cơ cũng thường xảy ra khi cây được bón nhiều loại phân hữu cơ chưa hoai mục, đất không được phơi ải, đất có thành phần cơ giới nặng, đất còn lẫn rơm rạ, đất thường xuyên bị ngập nước.
Những triệu chứng của ngộ độc hữu cơ xảy ra ở lúa đó là:
Tình trạng ngộ độc hữu cơ khi xảy ra sẽ gây tác động đối với hệ rễ lúa và khiến cho lúa kém phát triển. Khi ấy, khả năng hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng của lúa sẽ bị suy giảm dần. Nếu không được khắc phục, rễ lúa có thể bị chết.
Một khi hệ rễ bị giảm và đánh mất khả năng hoạt động thì sự hấp thụ dinh dưỡng từ đất sẽ trở nên kém dần và khiến cho bộ phận ở phía trên bị ảnh hưởng. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là cây thấp, sức đẻ nhánh kém, toàn thân có màu vàng nâu. Điều này khiến cho số lượng bông ở trên đơn vị diện tích, số lượng hạt ở bông bị giảm và năng suất thấp.
Ở các trường hợp bị ngộ độc hữu cơ với mức độ nặng, cây lúa có thể bị chết. Tình trạng này thường xảy ra tại những vùng sản xuất lúa vụ hè thu, thu đông ở trên vùng đất phèn mặn, đất phèn.
Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc hữu cơ, người làm nông có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn lý giải vấn đề ngộ độc hữu cơ là gì và cách để khắc phục tình trạng này ở lúa. Với những nguồn kiến thức quan trọng này, hy vọng sẽ giúp cho việc chăm sóc lúa trở nên tốt hơn.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.