Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Sốt có nên đắp chăn không?

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Một sai lầm thường gặp của người lớn trong trường hợp bản thân hoặc người thân bị sốt đó là ủ ấm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc sốt có nên đắp chăn không và những cách để hạ sốt cho người lớn và trẻ con.

Khi bị sốt, cơ thể người có biểu hiện như lạnh run người. Từ đó, bạn có xu hướng muốn mặc nhiều quần áo, đắp chăn để xua tan cơn lạnh. Tuy nhiên, việc này có đúng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi sốt có nên đắp chăn không?

Thế nào là sốt?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi muốn chống lại các tác nhân gây hại. Một người được cho là sốt khi nhiệt độ đo ở miệng trên 37.5 độ C và nhiệt độ đo ở hậu môn là trên 38 độ C.

Một số nguyên nhân gây sốt là nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, dị ứng thuốc, mọc răng, phản ứng sau tiêm vắc-xin,... Sốt thường đi kèm với các triệu chứng cơ bản như: Rét run, ớn lạnh, khát nước, da đỏ, nóng và ấm. Sốt cao sẽ có những biểu hiện nguy hiểm như mê sảng, co giật, tay chân lạnh, tím tái. 

Khi sốt người bệnh cảm thấy rét nên thường có xu hướng đắp chăn, mặc quần áo ấm nhưng càng phủ kín, cơ thể lại càng cảm thấy lạnh. Vậy nguyên nhân vì sao lại vậy và sốt có nên đắp chăn không?

sot-co-nen-dap-chan-1.jpg
Khi sốt người bệnh có xu hướng bị rét nên thường mặc ấm và đắp chăn

Bị sốt có nên đắp chăn không?

Khu vực kiểm soát nhiệt độ của cơ thể là vùng dưới đồi của não. Khi cơ thể tăng nhiệt cao hơn bình thường, vùng dưới đồi sẽ tự khởi động hệ thống làm mát cơ thể bằng cách tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu dưới da. Do đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác ớn lạnh, rét run.

Người bị sốt thường đóng kín cửa, tắt quạt, đắp chăn, mặc nhiều quần áo để loại bỏ cảm giác ớn lạnh. Việc đắp chăn không khiến bạn loại bỏ được cảm giác ớn lạnh mà chỉ ngăn chặn quá trình thoát nhiệt. Từ đó, trình trạng sốt không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trong trường hợp sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng và gây nên các biểu hiện nghiêm trọng như co giật, cơ thể tím tái, thậm chí dẫn tới tử vong.

Khi sốt bạn nên làm gì?

Ngay khi cơ thể sốt, bạn nên tìm mọi cách để hạ thân nhiệt xuống mức bình thường. Trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu hạ sốt, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và tiếp tục điều trị.

Làm thế nào để hạ sốt cho người lớn

Trong quá trình hạ sốt, ngoài những phương pháp hạ nhiệt dưới đây, bạn nên bổ sung nước, vitamin vào cơ thể dưới dạng nước như nước ép hoa quả, sinh tố, rau xanh giàu protein, sắt.

Sử dụng khăn ấm

Lấy một chiếc khăn sạch và làm ước bằng nước ấm vừa phải, không quá lạnh. Vắt khô và lau khắp người hoặc đặt lên trán, phía sau gáy để hạ nhiệt. 

Trong trường hợp sốt cao và muốn hạ nhiệt nhanh, bạn nên đặt khăn vào những vị trí như nách, bẹn (vị trí có nhiều mạch máu lớn, mang nhiều nhiệt) và thay khăn liên tục sau 5 - 10 phút. 

Lưu ý quan trọng khi dùng khăn để hạ sốt là tuyệt đối không chườm đá khắp người hoặc đắp khăn lạnh lên trán quá lâu, vì như thế có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt.

sot-co-nen-dap-chan-2.jpg
Sử dụng khăn ấm vắt ráo nước đặt lên trán giúp hạ nhiệt khi sốt

Dùng tất ướt

Bạn sử dụng hai chiếc tất cotton sạch, nhúng vào nước lạnh rồi vắt khô, sau đó quấn quanh hai mắt cá chân. Sau 15 phút bạn sẽ thấy cơ thể giảm nhiệt nhanh chóng.

Xông hơi

Khi xông hơi, các lỗ chân lông sẽ mở rộng, giúp loại bỏ các độc tố và kéo nhiệt độ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng một loại lá cây như bưởi, sả, chanh, tía tô, hương nhu,... để nấu nước xông. Các loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu có tác dụng hạ sốt và sát khuẩn đường hô hấp.

Sử dụng thuốc hạ sốt dành cho người lớn

Liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn tùy thuộc vào loại thuốc mà người bệnh sử dụng. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để giảm nhiệt độ cơ thể ở người trưởng thành bị sốt là:

  • Acetaminophen (paracetamol): Mỗi lần sốt uống 2 viên paracetamol 500 mg trong 4 - 6 giờ.
  • Aspirin: Liều dùng cho người lớn giảm đau là 325 - 650mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4 giờ khi cần thiết và không quá 4 gram/ngày.
  • Naproxen: Liều dùng đối với người lớn bị đau nửa đầu là 550mg 2 lần/ngày sử dụng thuốc trong 4 - 6 tuần.

Tuy nhiên, bạn cần tính đúng liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn và tuân thủ liều lượng, thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào để hạ sốt cho trẻ con?

Sức đề kháng ở người lớn và trẻ nhỏ khác nhau. Dưới đây là cách trị sốt cho trẻ ở từng độ tuổi để mang lại kết quả tốt nhất.

Cung cấp nhiều nước cho trẻ

Đây là cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả cho trẻ nhỏ. Sốt khiến thân nhiệt trẻ tăng cao và dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó bố mẹ nên khuyến khích bé uống càng nhiều nước càng tốt, hoặc sử dụng gói bù nước.

Bé đang bị sốt thường có cảm giác đói. Lúc này bạn không nên cố ép bé ăn mà thay vào đó hãy bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách uống sữa, ăn cháo, súp và những món ăn dạng lỏng. Nếu trong 1 giờ bé không muốn ăn hoặc không thể uống nước, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Lau người bằng nước ấm

Lau người không chỉ giảm bớt nhiệt độ cơ thể mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể hiệu quả. Bố mẹ nên sử dụng khăn và nước ấm lau khắp người trẻ. Những khu vực như trán, thái dương, nách, bẹn sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt. Bạn hãy tiếp tục lau người bé trong 15 - 20 phút cho đến khi thân nhiệt giảm xuống mức 37°C.

sot-co-nen-dap-chan-3.jpg
Đối với trẻ nhỏ khi bị sốt thì nên bổ sung nhiều vitamin C

Bổ sung vitamin C

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết là cách giúp trẻ hạ sốt tại nhà hiệu quả. Vitamin C không chỉ giúp bé hạ sốt mà còn phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bạn có thể cho bé ăn, uống trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… sẽ giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Những cách trên chỉ phù hợp trong trường hợp sốt nhẹ. Đối với trường hợp sốt cao lên đến 39 độ C, bố mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt. 

Liều dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi của bé và cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc không đúng liệu lượng không những khiến cơ thể không giảm nhiệt mà còn ảnh hưởng đến dạ dày. Trường hợp bé sốt tái đi tái lại thì nên dùng thuốc hạ sốt cách nhau 4 - 6 giờ.

Qua những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sốt có nên đắp chăn không? Sốt là tình trạng thường gặp ở người khi có bất kỳ vấn đề gì trong cơ thể. Tuy nhiên nếu không hạ sốt kịp thời, cơn sốt cao có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin