Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Ngày 27/07/2022
Kích thước chữ

Bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường thai kỳ đều được kiểm soát bệnh bằng các chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Vậy sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin để kiểm soát đường trong máu và đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trong 3 tháng cuối hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ và không có bằng chứng tiểu đường Type 1, Type 2 trước đó. Hầu hết bệnh nhân tiểu đường thai kỳ đều kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên hoặc tiêm insulin. Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin và những lưu ý khi tiêm là gì?

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ thế nào?

Đái tháo đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Hiện nay bệnh vẫn chưa có phương pháp trị dứt điểm, các mẹ có thể phòng tránh bằng việc sử dụng máy thử đường huyết định kỳ theo dõi. Bên cạnh đó, nếu bị tiểu đường các mẹ bầu vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng việc điều trị thuốc dưới dạng uống hoặc tiêm insulin.

Tìm hiểu các thông tin dưới đây về thắc mắc tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin Mẹ bầu bị tiểu đường có ảnh hưởng đến bé không?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Có nhiều trường hợp thai phụ bị tiểu đường cần tiêm insulin trong quá trình điều trị, bao gồm:

  • Một số loại thuốc uống chữa bệnh đái tháo đường chống chỉ định cho thai phụ.
  • Thành phần trong thuốc uống điều trị có nguy cơ gây hạ đường huyết ở thai nhi thông qua nhau thai.
  • Tiêm insulin có khả năng kiểm soát hàm lượng đường trong máu khi mang thai dễ dàng.

Đặc biệt trong trường hợp thai phụ bị tiểu đường Type 2 thì việc sử dụng và tiêm insulin cho bà bầu được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Thai phụ bị vết thương cấp, bị stress, tăng ceton, tăng đường huyết nặng, nhiễm trùng,....
  • Bị sụt cân nhiều mà không có nguyên nhân.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Cách tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định cho các mẹ bầu trong trường hợp cụ thể.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin là thắc mắc của nhiều người Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin là thắc mắc của nhiều người

Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin có nguy hiểm không?

Phương pháp tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường cho các mẹ bầu mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc tiếp thuốc cần được thực hiện dưới sự theo dõi của người có chuyên môn và đúng kỹ thuật.

Trong một số trường hợp, việc tiêm insulin gây biến chứng đối với người bệnh như dị ứng, hạ đường huyết, phì đại hoặc teo mô mỡ tại vị trí tiêm.

Một số lưu ý tiêm insulin

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin rất quan trọng, có thể giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin các mẹ cần lưu ý những điều sau đây.

Thay đổi vị trí tiêm insulin cho bà bầu

Không nên tiêm insulin ở một vị trí quá nhiều lần, tránh trường hợp loạn dưỡng lipid. Nếu xảy ra trường hợp này, lớp mỡ dưới da sẽ bị phá hủy, hình thành các khối u làm ức chế quá trình cơ thể hấp thụ insulin.

Mẹ bầu hãy luân phiên thay đổi vị trí tiêm insulin trên cơ thể, chẳng hạn như trên mông, phía trước đùi, trên cánh tay, vùng bụng, bên cạnh đùi. Ngoài ra, vị trí tiêm mới nên cách vị trí tiêm cũ khoảng 5cm. Đặc biệt không nên tiêm ở các khu vực quanh rốn, có sẹo lồi hoặc có nốt ruồi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hẹn giờ tiêm insulin cho từng vị trí cụ thể như tiêm vào bụng trước khi ăn sáng, tiêm vào đùi trước bữa trưa hoặc tiêm vào cánh tay trước bữa tối.

Để có được câu trả lời chính xác nhất hay thăm khám bác sĩ Để có được câu trả lời chính xác nhất hay thăm khám trực tiếp bác sĩ 

Vệ sinh da

Dùng bông có tẩm cồn làm sạch vùng da xung quanh vị trí cân tiêm. Trước khi tiêm insulin cần rửa tay sạch bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.

Liều tiêm insulin cho bà bầu

Mẹ bầu không được tự ý tiêm, ngừng tiêm hay điều chỉnh liều lượng tiêm insulin nếu chưa có sự đồng ý từ các bác sĩ có chuyên môn. Nếu tiêm không đủ hoặc quá liều insulin có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng.

Kiểm tra đường huyết

Để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, các mẹ hãy tập thói quen kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và ghi chép lại cẩn thận. Nếu phát hiện lượng đường trong máu thay đổi quá bất thường thông qua các hoạt động hằng ngày,  cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều chỉnh liều lượng insulin cho bà bầu cần tiêm vào cơ thể.

Ăn sau khi tiêm

Insulin có tác dụng nhanh, được đề xuất tiêm vào cơ thể ngay sau khi ăn sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức. Vì vậy không cần đợi thuốc ngấm mới ăn.

Trái lại, việc bổ sung thức ăn chậm sau khi tiêm có thể làm đường huyết trong máu hạ xuống. Nếu chưa kịp ăn sau khi tiêm insulin, hãy dung nạp một viên đường glucose, một miếng mận khô hoặc vài thanh kẹo.

Nên bổ sung dinh dưỡng ngay sau khi tiêm insulin Nên bổ sung dinh dưỡng ngay sau khi tiêm insulin 

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về vấn đề tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin mà các mẹ bầu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Hy vọng các thông tin trên đây là hữu ích, chúc mẹ bầu và thai nhi luôn tràn đầy sức khỏe.

Xem thêm:

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm