Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giải oan cho 10 hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin

Ngày 23/10/2017
Kích thước chữ

Ngũ cốc là thực phẩm thiết yếu hàng ngày chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm truyền tai gây ra những hiểu lầm về ngũ cốc. Là thực phẩm thường được

Ngũ cốc là thực phẩm thiết yếu hàng ngày chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm truyền tai gây ra những hiểu lầm về ngũ cốc.

Là thực phẩm thường được sử dụng trong các gia đình nhưng những ảnh hưởng của ngũ cốc đối với sức khỏe vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Theo đó, một số người cho rằng nó là thành phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh, trong khi số khác lại phản bác rằng chúng không có lợi cho sức khỏe một chút nào vì những hiểu lầm về ngũ cốc dưới đây.

1. Ngũ cốc gây béo

Giải oan cho 10 hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin Ăn ngũ cốc nguyên cám không gây tăng cân

Nếu bạn cho rằng ăn ngũ cốc gây béo thì đây là suy nghĩ không hoàn toàn đúng. Vì ngũ cốc nguyên cám và ngũ cốc tinh chế có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Một nghiên cứu của trường đại học Tufts cho rằng, ăn ngũ cốc nguyên cám sẽ không làm bạn tăng cân. Rất nhiều nghiên cứu khác ở Hoa kỳ cũng đã khẳng định kết quả trên và chỉ ra rằng: ngũ cốc nguyên cám chứa lượng carbohydrate phức tạp, khó chuyển hóa thành đường. Trong khi đó, ngũ cốc tinh chế sau khi loại bỏ các lớp cám thì chứa nhiều carbohydrate đơn giản, dễ chuyển hóa thành đường hơn. Vậy nên các bạn hãy cứ thoải mái ăn ngũ cốc nguyên cám với chế độ ăn hợp lý thì sẽ không hề bị tăng cân.

2. Tất cả các loại ngũ cốc đều có tính chất như nhau

Mọi người đều cho rằng ngũ cốc chỉ toàn carbohydrate và đều có tính chất, công dụng như nhau, đây hoàn toàn là sự hiểu lầm về ngũ cốc cơ bản nhất. Mỗi loại ngũ cốc đều có hương vị và lợi ích khác nhau. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: hạt quinoa có hàm lượng protein cao, có đặc tính chống viêm, đặc biệt rất hiệu quả trong việc giảm cân và cải thiện hoạt động tế bào não. Hạt teff chứa 20-40% tinh bột kháng, cũng có tác dụng giúp giảm cân.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, hạt kê là hạt có tính kiềm duy nhất. Ngoài ra, kê có vị ngọt, tính hàn, hỗ trợ tốt cho lá lách và tuyến tụy, đồng thời còn giúp bạn giảm cơn thèm đường.

3. Ăn ngũ cốc giống như ăn đường

Giải oan cho 10 sự hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin Lượng đường trong ngũ cốc nguyên cám chuyển hóa chậm, không gây tăng đường trong máu

Hầu hết, mọi người đánh giá lượng đường dựa trên nhãn mác của sản phẩm, và cho rằng cơ thể bạn hấp thụ lượng đường của các sản phẩm như nhau. Điều này không đúng một chút nào.

Thử lấy một ví dụ đơn giản về đường mía để chứng minh điều này. Đường mía tinh chế được lấy từ nước ép cây mía sau đó đun sôi và giải phóng hết nước, 3 cây mía làm ra được một thìa đường như thế. Loại đường này tan trong trong máu rất nhanh, cơ thể hấp thụ nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong máu.

Đối với ngũ cốc nguyên cám thì lại khác, carbohydrate của ngũ cốc nguyên cám có cấu tạo phức tạp, vậy nên mất rất nhiều thời gian để phá vỡ cấu trúc đó.  Chính vì thế lượng đường được tiêu thụ tác động đến máu cũng chậm hơn, giúp làm ổn định đường huyết.

Alison Massy, hiện đang làm việc tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore nói rằng: “Ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng, tuy chứa nhiều carbohydrate nhưng không làm lượng đường trong máu tăng đột ngột.”

4. Lúa mì gây nghiện

Chắc chắn rằng, ai cũng có thể bị dị ứng và phản ứng lại với nhiều loại thực phẩm khác nhau vì nhiều lí do khác nhau. Trong đó, quan niệm lúa mì gây nghiện chỉ là lý thuyết chưa được kiểm chứng nhưng lại gây ra sự hiểu lầm về ngũ cốc không hề nhỏ.

Thực tế là, trong quá trình mô phỏng tiêu hóa trong ống nghiệm, các peptide (chuỗi axit amin) được tạo ra từ lúa mì có thể gắn với các thụ thể opioid (tập trung nhiều ở hệ thống thần kinh trung ương, ngoại biên và đường tiêu hóa). Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng tạo ra phản ứng opioid (phản ứng giảm đau gây nghiện) trong hệ thống tiêu hóa của con người. Sầu riêng, rau diếp và các loại thực phẩm khác cũng gắn với thụ thể opioid nhưng đều không lo bị gây nghiện.

5. Ngũ cốc nguyên hạt nhạt nhẽo và rất chán

Giải oan cho 10 sự hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin Ngũ cốc là thực phẩm dễ chế biến các món ăn ngon

Khẩu vị của mỗi người rất khác nhau nên cảm nhận về hương vị thực phẩm cũng từ đó mà trở nên khác biệt. Bạn cho rằng ngũ cốc không ngon và khó ăn là do bạn chưa biết cách chế biến nó thế nào để phù hợp khẩu vị của mình. Ngũ cốc nguyên cám là nguồn thực phẩm trung lập, bạn có thể dùng nó để làm ra nhiều món ăn hấp dẫn nếu biết cách.

6. Những người nhạy cảm với gluten thì không nên ăn ngũ cốc

Gluten là hỗn hợp gồm 2 protein: gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Những người dị ứng với gluten có thể bị bệnh táo bón, tiêu chảy, đầy hơi. Do đó bạn cần cân nhắc xem loại thực phẩm nào chứa gluten để phòng tránh. Bột mì và các sản phẩm từ bột mì chưa nhiều gluten như: bột báng, mạch nha, bột mì khô, couscous, faro, matzo meal, panko, udon, durum.

Chỉ vì gluten gây rắc rối cho nhiều người không có nghĩa là ngũ cốc không tốt cho sức khỏe. Bởi vì nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt khác không chứa gluten như: Amaranth, quinoa, kê, gạo.

Do đó, nếu bạn nhạy cảm với gluten thì hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten kể trên để cung cấp tổng thể chất dinh dưỡng cho cơ thể.

7. Ngũ cốc ngăn chặn hấp thụ khoáng chất vì có chứa phytates

Giải oan cho 10 sự hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin Ăn ngũ cốc kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý

Axit Phytic, hay còn gọi là Inositol Hexaphosphate (IP-6), là một thành phần nhỏ trong ngũ cốc và đậu. Những nghiên cứu cũ cho rằng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều phytates thì chúng sẽ ngăn chặn sự hấp thụ khoáng chất và có thể có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Điều này dẫn đến sự hiểu lầm về ngũ cốc bắt nguồn từ việc chưa tìm hiểu kỹ vấn đề của mọi người.

Tiến sĩ Michael Greger – tác giả cuốn sách bán chạy nhất của tạp chí New York Times mang tựa đề How Not to Die – chia sẻ trên tờ NutritionFacts.org rằng: lý thuyết trên chỉ có thể thực hiện nếu như lượng lớn phytates được tiêu thụ cùng với chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.

8. Ngũ cốc tinh chế và ngũ cốc nguyên cám đều giống nhau

Ngũ cốc nguyên cám có thể dùng để làm hạt giống. Chúng có nhiều chất dinh dưỡng như: protein, vitamin b, sắt, canxi, và các khoáng chất làm chậm sự phân hủy và sự chuyển hóa thành đường.

Trong khi đó, ngũ cốc tinh chế đã bị mất đi khoảng 25 – 90% chất dinh dưỡng vốn có của nó. Sau khi tinh chế, cấu trúc ban đầu của ngũ cốc bị phá vỡ, dẫn đến quá trình oxy hóa và mất chất dinh dưỡng diễn ra nhanh hơn. Ngũ cốc tinh chế được cơ thể hấp thụ dễ và nhanh hơn, và hoạt động giống như đường.

9. Ngũ cốc gây viêm

Giải oan cho 10 sự hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin Ngũ cốc nguyên cám không hề gây viêm

Đường được biết là thành phần có thể gây viêm, trong khi đó viêm là một biểu hiện cơ bản của nhiều bệnh. Vì ngũ cốc nguyên chất chuyển hóa thành đường trong quá trình ăn nên người ta đã thổi phồng vấn đề lên rằng ngũ cốc gây viêm. Điều này làm cho những người không tìm hiểu kỹ vấn đề sẽ có sự hiểu lầm về ngũ cốc.

Có rất nhiều nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu của trường đại học Harvard chứng minh rằng: ăn ngũ cốc nguyên cám không những không không hề gây viêm mà còn có thể kháng viêm. Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, chất chống oxy hóa làm đường huyết ổn định và giúp giảm tình trạng viêm thành mạch máu.

Lượng chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên cám còn nhiều và hiệu quả hơn trong các loại rau quả. Chẳng hạn với cùng một lượng táo và ngô bằng nhau thì chất chống oxy hoá trong ngô nhiều gấp đôi so với táo, hơn nữa ngô đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện tim mạch.

10. Ăn quá nhiều ngũ cốc sẽ bị huyết áp cao

Bệnh cao huyết áp được xem là kẻ sát nhân thầm lặng vì nó có thể gây ra bệnh tim, đột quỵ mà không hề có bất kỳ dấu hiệu nào.

Có nhiều sản phẩm chế biến từ ngũ cốc chứa nhiều đường và muối, dẫn đến chúng ta có những sự hiểu lầm về ngũ cốc và loại trừ nó trong chế độ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa ngũ cốc tinh chế và ngũ cốc nguyên cám, không nên quy chụp tất cả chúng là một. Hendricks đã nói rằng: Ngũ cốc nguyên cám chưa qua chế biến chắc chắn không hề làm tăng huyết áp. Không những thế, nó còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch cũng như quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, đồng thời tốt cho quá trình điều trị cao huyết áp. Ăn nhiều ngũ cốc, kết hợp với giảm tiêu thụ lượng natri, bổ sung một hàm lượng calo vừa phải và thường xuyên tập thể dục có tác dụng giúp chúng ta phòng chống bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

Hường

Nguồn: Livestrong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin