Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải pháp cho trình trạng khó nuốt trong ung thư người lớn

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ

Bệnh nhân bị ung thư khi thực hiện các phương pháp điều trị có thể gây ra triệu chứng khó nuốt do tác dụng phụ xạ trị ngắn hạn của một phương pháp điều trị, như hóa trị hoặc xạ trị ở vùng cổ họng hoặc ngực.

Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể gây khó nuốt cho người bệnh, dẫn đến việc ăn uống kém và tác động xấu đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng này là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tình trạng khó nuốt trong ung thư người lớn

Giải pháp cho trình trạng khó nuốt trong ung thư người lớn 1 Ung thư và các phương pháp điều trị có thể gây khó nuốt cho người bệnh

Ung thư và các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư này đôi khi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trong đó việc gây ra trình trạng khó khăn khi nuốt dẫn đến việc ăn uống bị hạn chế. Nếu bạn gặp vấn về này, bạn nên ăn thực phẩm lỏng và mềm, bên cạnh đó cần có phương pháp chế biến phù hợp.

Có thể một số người sẽ nuốt thức uống dạng đặc, sánh dễ hơn là nuốt thức ăn dạng lỏng. Nếu không thể ăn đủ các loại thực phẩm thông thường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, hãy uống bổ sung thêm các loại nước nhiều năng lượng và protein (đạm) như sữa và nước trái cây.

Bác sĩ có thể tư vấn bạn đến chuyên viên, bác sĩ trị liệu về phát âm (speech therapist). Những chuyên gia trong lĩnh vực này có thể chỉ cho bạn cách nuốt dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng ho và nghẹt thở khi ăn uống.

Nguyên nhân gây khó nuốt trong ung thư người lớn

Giải pháp cho trình trạng khó nuốt trong ung thư người lớn 2 Khó nuốt do các thông tin từ thần kinh đưa ra để thực hiện hành động nuốt bị đứt đoạn

Khi người bệnh có vấn đề sức khỏe như ung thư có thể gây ra tình trạng khó nuốt do chức năng vận động bị rối loạn. Từ đó các thông tin từ thần kinh đưa ra để thực hiện hành động nuốt được gửi từ não không đến được thực quản.

Khó nuốt trong ung thư người lớn thường là hậu quả thứ phát do người bệnh bị mắc các bệnh lý hoặc bị tổn thương có nguồn gốc liên quan tới thần kinh như: Tai biến, đột quỵ não, rối loạn thần kinh, bị ung thư, cấu trúc, hậu phẫu,...

Những nguyên nhân khác gây chứng khó nuốt có thể kể đến như các tác nhân gây cản trở thức ăn trong quá trình nuốt như kích thước thức ăn lớn, có dị vật, có khối u trong thực quản, ung thư vòm họng, ung thư miệng hoặc bị hẹp thực quản. Ngoài ra, người bệnh ung thư bị khó nuốt có thể do tác dụng phụ xạ trị và các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Sau khi hóa, xạ trị hay điều trị ở vùng đầu và cổ, nhiều bệnh nhân bị lở loét miệng hoặc bị đau khi nuốt thức ăn.
  • Bị giảm tiết nước bọt làm khô miệng sau khi xạ trị vùng đầu và cổ gây khó nuốt ở bệnh nhân ung thư.
  • Sự xơ hóa, tạo thành sẹo hoặc làm cứng vùng họng, thực quản, miệng, nhiễm trùng miệng hoặc thực quản.
  • Lòng thực quản hoặc hầu họng bị sưng hoặc thu hẹp xảy ra sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật.
  • Viêm niêm mạc miệng gây đau, nhức, sưng đỏ vùng họng, thực quản hoặc miệng.
  • Các triệu chứng khác sau khi xạ trị như bị khô họng hoặc tiết có quá nhiều nước bọt, bị nấc, ợ nóng và khó tiêu cũng có thể gây ra tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư.

Những điều nên làm khi bị khó nuốt trong ung thư người lớn

Giải pháp cho trình trạng khó nuốt trong ung thư người lớn 3 Khi bị khó nuốt trong điều trị ung thư cần báo ngay với bác sĩ

Báo ngay cho bác sĩ khi có các triệu chứng ho, nghẹt thở, sốt:

  • Tuân thủ theo những hướng dẫn của chuyên viên về những kĩ thuật ăn uống đặc biệt dành cho người bị ung thư khó nuốt.
  • Khi bạn bị ho hoặc bị nghẹt thở trong khi ăn, đặc biệt nếu bạn bị sốt rét hãy báo ngay cho bác sĩ trị liệu.
  • Chia thành những bữa ăn nhỏ và thường xuyên để dễ hấp thu dưỡng chất.
  • Sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng nếu bạn không thể ăn các thực phẩm thông thường để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
  • Dùng máy xay sinh tố để nghiền nhuyễn thức ăn sẽ giúp bạn dễ nuốt hơn.
  • Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, nên uống một lượng nước đủ trong quá trình ăn sẽ giúp bạn để dễ nuốt hơn đấy!
  • Nên thử sử dụng những sản phẩm làm đặc, sánh thực phẩm trong quá trình chế biến, để món ăn trở nên dễ ăn dễ nuốt hơn: Bột sắn, bột mì, bột bắp có công dụng làm sánh, đặc thức ăn được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và các nước châu Á, cần nấu chín trước khi sử dụng.

Trên đây chúng tôi đã tư vấn cho bạn về những điều nên làm và chế độ ăn uống phù hợp khi gặp phải trình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua thuốc điều trị bệnh. Chúc bạn sẽ có sức khỏe tốt để hoàn thành những mục tiêu của mình!

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin