Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Rối loạn nuốt có nguy hiểm không?

Ngày 16/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn nuốt hoặc khó nuốt là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Những tình trạng này bao gồm rối loạn hệ thần kinh và não, rối loạn cơ và tắc nghẽn trong cổ họng. Rối loạn nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Nguyên nhân gây ra vấn đề về rối loạn nuốt là khác nhau và việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân này. Điều trị các vấn đề về rối loạn nuốt có thể cần phối hợp các phương pháp dùng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống và đôi khi phải nhờ đến các thủ thuật y tế.

Các giai đoạn nuốt

Ăn và nuốt là những hoạt động thần kinh cơ phức tạp, liên quan đến hơn 30 cơ để thực hiện. Nuốt có hai đặc điểm sinh học quan trọng là đưa thức ăn từ khoang miệng vào dạ dày và bảo vệ vật đường thở khỏi thức ăn. Quá trình nuốt bình thường có thể được chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị bằng miệng, giai đoạn miệng, giai đoạn hầu họng và giai đoạn thực quản. Bốn giai đoạn này có thể chồng lấp lên nhau.

  • Giai đoạn chuẩn bị miệng: Bắt đầu khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, thức ăn được nhai thành từng miếng nhỏ hơn và trộn với nước bọt để tạo thành một khối vật chất. Khoang miệng được bịt kín phía sau bởi sự tiếp xúc của vòm miệng và lưỡi mềm để ngăn chặn chất lỏng rò rỉ vào hầu họng trước khi nuốt.
  • Giai đoạn vận chuyển bằng miệng: Các giai đoạn vận chuyển bằng miệng là một giai đoạn có chủ ý bắt đầu bằng việc lưỡi đẩy viên thức ăn ra phía sau và chuẩn bị cho giai đoạn nuốt hầu họng.
  • Giai đoạn họng: Là một hoạt động tuần tự nhanh chóng, xảy ra trong vòng một giây. Giai đoạn hầu họng bắt đầu bằng việc bắt đầu nuốt một cách chủ ý, từ đó đẩy viên thức ăn đi qua hầu họng thông qua sự co bóp nhu động không tự động của các cơ co thắt hầu họng.
  • Giai đoạn thực quản: Thực quản là một cấu trúc hình ống từ phần dưới của cơ thắt thực quản trên đến cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng thực quản dưới cũng được căng khi nghỉ ngơi để ngăn ngừa trào ngược dạ dày. Nó giãn ra khi nuốt và cho phép viên thức ăn đi vào dạ dày.
Rối loạn nuốt có nguy hiểm không? 1
Quá trình nuốt bình thường có thể được chia thành bốn giai đoạn

Rối loạn nuốt có thể xuất phát từ nhiều khiếm khuyết về chức năng hoặc cấu trúc ở bất kỳ giai đoạn nuốt nào và có thể dẫn đến sặc khiến các chất như thức ăn, chất lỏng hoặc nước bọt đi vào khí quản. Hậu quả của rối loạn nuốt có thể bao gồm viêm phổi, sụt cân, suy dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tâm lý xã hội, nghẹt thở, tử vong.

Rối loạn nuốt là gì?

Rối loạn nuốt là thuật ngữ y học chỉ tình trạng khó nuốt. Khi bạn nuốt, nhiều cơ và dây thần kinh phối hợp với nhau để di chuyển thức ăn hoặc đồ uống từ miệng đến dạ dày. Khi có vấn đề về cách thức hoạt động của các bộ phận này, việc nuốt có thể cảm thấy khó chịu hoặc chậm hơn bình thường.

Trên lâm sàng, các bác sĩ có thể dựa trên vị trí bất thường xảy ra trong quá trình nuốt để chia và phân loại rối loạn nuốt thành ba loại là:

  • Rối loạn nuốt ở miệng.
  • Rối loạn nuốt hầu họng.
  • Rối loạn nuốt thực quản.
Rối loạn nuốt có nguy hiểm không? 1
Rối loạn nuốt có thể ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình nuốt

Nguyên nhân gây rối loạn nuốt

Bất kỳ rối loạn, bệnh tật hoặc tình trạng nào ảnh hưởng đến cơ hoặc dây thần kinh hỗ trợ thực hiện nuốt đều có thể gây ra chứng rối loạn nuốt. Một số nguyên nhân gây rối loạn nuốt có thể kể đến như:

Rối loạn hệ thần kinh và não

Các tình trạng bệnh lý và chấn thương ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh gây ra rối loạn nuốt bao gồm:

  • Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).
  • U não.
  • Bại não.
  • Chứng sa sút trí tuệ.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS).
  • Bệnh Parkinson.

Rối loạn cơ

Các tình trạng ngăn cản các cơ ở đầu và cổ giúp hỗ trợ nuốt bao gồm:

  • Achalasia: Một chứng rối loạn hiếm gặp khi các cơ ở đáy thực quản không thư giãn để cho thức ăn vào dạ dày.
  • Co thắt phế quản.
  • Chứng loạn dưỡng cơ: Một nhóm bệnh di truyền khiến cơ yếu đi theo thời gian.
  • Bệnh nhược cơ.
  • Xơ cứng bì.
Rối loạn nuốt có nguy hiểm không? 3
Rối loạn cơ có thể ngăn cản quá trình nuốt

Hẹp, tắc nghẽn và các vấn đề về cấu trúc

Các tình trạng gây tắc nghẽn hoặc khiến cổ họng hoặc thực quản quá hẹp có thể khiến bạn khó nuốt. Nguyên nhân bao gồm:

  • Ung thư.
  • Túi thừa thực quản: Loại phổ biến nhất được gọi là túi thừa Zenker.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày có thể chảy ngược vào thực quản gây ra mô sẹo, hẹp thực quản và kích ứng gọi là Barrett thực quản. Tình trạng này có thể khiến việc nuốt trở nên đau đớn và khó khăn.

Nguyên nhân khác

Nhiễm trùng hầu họng có thể gây đau và sưng dẫn đến khó nuốt như viêm họng liên cầu khuẩn (viêm amidan do vi khuẩn). Rối loạn nuốt có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đầu và cổ hoặc các phương pháp điều trị khác.

Cách điều trị rối loạn nuốt

Điều trị rối loạn nuốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn nuốt và mức độ nghiêm trọng của nó. Việc điều trị bao gồm:

  • Thuốc: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng (thường do vi rút hoặc nấm gây ra) gây khó nuốt. Điều trị GERD bao gồm thuốc để kiểm soát trào ngược axit.
  • Thay đổi lối sống: Nên thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ăn uống. Có thể cần những thực phẩm mềm hơn, dễ nhai hơn và tránh thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc lạnh.
  • Liệu pháp y tế khác: Nếu tình trạng thần kinh khiến bạn khó nuốt, các bác sĩ có thể đưa ra giải pháp và lựa chọn tiêm botulinum (Botox) để giảm co thắt cơ hay can thiệp để mở to thực quản hoặc loại bỏ sẹo hẹp trong thực quản.
  • Ống truyền thức ăn: Bác sĩ có thể đề nghị một ống truyền thức ăn nếu người bệnh không ăn uống đủ hoặc nếu có nguy cơ bị nghẹn.
Rối loạn nuốt có nguy hiểm không? 3
Điều trị rối loạn nuốt bằng thay đổi lối sống

Tóm lại, nếu bạn thường xuyên bị nghẹn thức ăn, thức ăn trôi xuống lâu hơn bình thường, bị đau khi nuốt hãy đến gặp bác sĩ thăm khám điều trị tình trạng rối loạn nuốt càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin