Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu? Cách phòng ngừa giảm tiểu cầu

Ngày 03/09/2023
Kích thước chữ

Giảm tiểu cầu là một trong những hiện tượng nguy hiểm của cơ thể. Một số người thắc mắc rằng liệu giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Tiểu cầu và hồng cầu là những yếu tố không thể không nhắc đến khi nói về máu. Hiện tượng giảm tiểu cầu thực sự rất đáng lo ngại cho sức khỏe. Có nhiều nghi ngờ xung quanh việc giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu. Có cách nào để ngăn tình trạng này xảy ra? Các thắc mắc này sẽ được giải đáp ở bài viết sau.

Giảm tiểu cầu và những điều cần biết

Tiểu cầu là một loại tế bào máu được sản xuất trong tuỷ xương. Chức năng của tiểu cầu là ngưng kết với nhau thành một cục máu đông để bịt kín mạch máu khi bị tổn thương, giúp cầm máu hiệu quả. Giảm tiểu cầu là tình trạng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu. Vậy khi tiểu cầu quá thấp thì quá trình đông máu sẽ bị chậm lại nên rất dễ gây chảy máu tự phát bên trong, chảy máu bên ngoài hay chảy máu dưới da.

Góc sức khỏe: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu? 1
Tiểu cầu rất quan trọng trong máu và giảm tiểu cầu là bệnh nguy hiểm

Trước khi giải đáp thắc mắc giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu, ta cần quan tâm đến các mức độ của giảm tiểu cầu:

  • Mức độ nhẹ: Không có triệu chứng và thường chỉ phát hiện khi xét nghiệm huyết đồ.
  • Mức độ khá nặng: Có thể gây triệu chứng chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, chân hay rỉ máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Mức độ nặng: Người bệnh sẽ bị xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc mũi, miệng, họng, ống tiêu hoá, hay chảy máu chân răng, có máu trong phân và nước tiểu.

Những ai bị giảm tiểu cầu thường xuất hiện các vết xuất huyết nhỏ dưới da, đỏ, kích thước bằng đầu kim và tập trung nhiều ở 2 cẳng chân.

Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm?

Việc giảm tiểu cầu rõ ràng rất nguy hiểm cho sức khoẻ vậy nên nhiều người mới đặt ra thắc mắc liệu giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay bệnh ác tính nào hay không. Thực chất nếu tiểu cầu giảm thì khả năng đông máu và chống nhiễm trùng của người bệnh giảm đi rõ rệt. Điều nguy hiểm nhất là bệnh nhân có thể bị xuất huyết não dẫn tới tử vong.

Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh ở khoảng 150.000 - 450.000/micro lít máu. Và mức tiểu cầu báo động với sức khỏe là khi chúng giảm xuống còn 50.000 tế bào/micro lít máu. Mức có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng là 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu.

Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu 2
Tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu, có thể gây xuất huyết não dẫn đến tử vong

Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Để giải đáp thắc mắc giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không, chúng ta cần hiểu sâu hơn về nguyên nhân khiến cơ thể bị giảm tiểu cầu:

  • Do nhiễm virus sốt xuất huyết: Khi mắc sốt xuất huyết thì cơ thể ngay lập tức bị giảm tiểu cầu. Người bị sốt xuất huyết phải trải qua 3 giai đoạn và tình trạng giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở giai đoạn thứ 2, kể từ khi nhiễm bệnh sau 3 - 7 ngày.
  • Do sử dụng thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh lý có thành phần ức chế khả năng tạo ra tiểu cầu hoặc có tác dụng phụ phá hủy tiểu cầu.
  • Mắc bệnh lý ác tính: Khi bị ung thư máu, cơ thể sẽ bị giảm tiểu cầu, các tế bào ung thư chiếm nhiều vị trí ở tuỷ xương, ức chế khả năng sản xuất tiểu cầu.
  • Thiếu máu bất sản: Đây là căn bệnh rất hiếm gặp. Lúc này tuỷ xương của người bệnh không sản xuất được tế bào máu như người bình thường nên làm giảm số lượng tiểu cầu.

Tóm lại giảm tiểu cầu là một trong những hiện tượng hay gặp ở người bị ung thư máu. Tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn rằng cứ giảm tiểu cầu thì sẽ bị ung thư. Có một số nguyên nhân khác như lá lách to, do mang thai, do suy nhược cơ thể, mắc bệnh viêm mạch máu, hở van tim hay lupus ban đỏ thì tiểu cầu vẫn bị giảm.

Góc sức khỏe: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu? 2
Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không là thắc mắc của nhiều người

Điều trị giảm tiểu cầu thế nào?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ giảm tiểu cầu của bệnh nhân để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Một vài biện pháp phải kể đến như:

  • Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid, aspirin.
  • Truyền tiểu cầu được chỉ định cho bệnh nhân hoá trị hoặc mất máu nhiều kết hợp với mức độ giảm tiểu cầu nặng.
  • Tách tương huyết, huyết tương được lấy ra và thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh.
  • Cắt lách, có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lách để cải thiện số lượng tiểu cầu.

Đặc biệt những ai đang bị tiểu cầu giảm cần duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học. Bạn cần hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Nên tránh lao động nặng nhọc hay chơi các môn thể thao nguy hiểm dễ gây chảy máu và chấn thương. Ngoài ra nên xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất.

Cách phòng ngừa bệnh giảm tiểu cầu

Có thể thấy, giảm tiểu cầu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, chính vì thế nên ai cũng cần phải có cho mình những kiến thức để phòng tránh tình trạng này. Trước tiên, cần hạn chế các tình huống gây chảy máu, chấn thương cho cơ thể. Cụ thể bạn nên sử dụng cẩn thận các dao, kéo, tua vít. Nên dùng găng tay khi sử dụng để hạn chế rủi ro gây thương tích cho bản thân.

Bên canh đó hãy tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng chống bệnh. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các hoá chất độc hại như thuốc xịt công trùng, thạch tín, benzen. Ngoài ra bạn phải ăn uống thật lành mạnh. Nên bổ sung trái cây, rau, sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc, cá để kích thích cơ thể sản sinh thêm tiểu cầu. Hãy hạn chế ăn các thực phẩm đông lạnh, giảm tiêu thụ tinh bột tinh chế, thức ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ.

Góc sức khỏe: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu? 3
Có cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng tiểu cầu

Ngoài ra, cần phòng tránh thật tốt các bệnh gây giảm tiểu cầu như sốt xuất huyết, sởi, quai bị, thuỷ đậu. Sớm tiêm phòng các bệnh kể trên cũng như luôn thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về bệnh và có cho mình những biện pháp phòng tránh hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm