Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giúp mẹ sau sinh chữa và phòng tránh tắc tia sữa

Ngày 12/01/2018
Kích thước chữ

Các chuyên gia bác sĩ thường khuyên các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nhiều mẹ không may mắn bị tắc tia sữa nên

Các chuyên gia bác sĩ thường khuyên các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nhiều mẹ không may mắn bị tắc tia sữa nên hầu như phải cho con ăn sữa ngoài hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng lớn tới một phần sức đề kháng và chế độ dinh dưỡng của con. Chính vì thế, mẹ cần phải phòng tránh tắc tia sữa càng sớm càng tốt.

Giúp mẹ sau sinh chữa và phòng tránh tắc tia sữa

Mách mẹ cách phòng tránh tắc tia sữa

1. Tắc tia sữa – Vấn đề khó tránh khỏi ở chị em phụ nữ

Có tới 50 – 60% chị em phụ nữ sau sinh mắc phải tình trạng tắc tia sữa. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do ông dẫn sữa bị chèn ép bên ngoài hay bít tắc. Hoặc do mẹ không biết cách massage đầu vú sau sinh, không vắt bỏ lượng sữa thừa hoặc không vệ sinh núm vú sạch sẽ…

Nếu không kịp thời khắc phục, người mẹ sẽ thường xuyên bị đau tức bầu ngực hơn bình thường, ngực cứng. Thậm chí, nếu kéo dài, mẹ có thể bị sốt nhẹ, đau nhức và hình thành áp xe vú.

Chính vì thế, ngay sau khi “vượt cạn”, các mẹ cần phòng tránh tắc tia sữa bằng cách cách dưới đây nhé.

2. Cách chữa tắc tia sữa cho mẹ

Hãy áp dụng ngay một số tip dưới đây để ngăn ngừa tối đa tình trạng tắc tia sữa các mẹ nhé:

*  Dùng tay massage hai bầu ngực

Giúp mẹ sau sinh chữa và phòng tránh tắc tia sữa

Massage bầu ngực thường xuyên

Khi sữa bị ứ ngẹt quá lâu, các mẹ sẽ thấy bầu ngực căng phồng và hiện tượng đau tức bắt đầu xuất hiện. Vì thế, để phòng tránh và khắc phục, mẹ cần dung tay  massage từ từ nhẹ nhàng lên bầu ngực theo chiều kim đồng hồ, từ 30 – 35 lần. Cuối cùng là dung lực xoa mạnh để đẩy sữa ra ngoài.

*  Chườm nóng

Để phòng tránh tắc tia sữa, mẹ có thể kết hợp dung túi chườm nóng hoặc khăn nóng lên hai bầu ngực để mở đường cho sữa chảy ra ngoài nhìu hơn. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi được kết hợp với việc massage.

* Vệ sinh ngực thường xuyên

Để vệ sinh bầu ngực, mẹ hãy sử dụng khăn mềm ngay sau khi cho con bú để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho mẹ cũng như gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của con.

* Nặn sữa ra ngoài sau khi cho con bú

Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo sữa không bị ứ đọng, gây vón cục và tắc sữa. Mẹ nên nhớ và thực hiện thói quen này mỗi ngày.

* Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ

Tốt hơn cả, mẹ nên gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách phòng tránh tắc tia sữa tốt nhất. Nên điều trị ngay nếu như thấy có dấu hiệu căng tắc bầu ngực. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tìm tới các dụng cụ hút sữa. Vì chúng hút trực tiếp từ đầu núm vú, hạn chế tối đa nguy cơ ứ đọng.

Với một số giải pháp trên, hi vọng các sẽ phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả. Cần áp dụng thường xuyên để gia tăng hiệu quả. Tránh thực hiện không liền mạch, nguy cơ tắc sữa vẫn có thể xảy ra, gây ra cảm giác đau đớn cho người mẹ, đồng thời khiến con thiếu hụt nguồn dinh dưỡng trầm trọng. Chúc các mẹ thực hiện thành công.

Cao Thu

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tắc tia sữa