Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách chữa tắc tia sữa nổi cục cũng là một trong số những vấn đề đáng quan tâm đối với mẹ bỉm mới sinh con. Đây cũng được xem là tình trạng bệnh thường gặp nhất sau khi sinh và đang ở giai đoạn cho con bú.
Tắc tia sữa nổi cục gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu đối với các bà mẹ sau khi sinh con và đang trong giai đoạn ở cữ. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể gây ra hiện tượng viêm hoặc nặng hơn là áp xe vú. Vậy cách chữa tắc tia sữa nổi cục như thế nào? Cùng theo chân Nhà thuốc Long Châu để tìm được lời giải đáp phù hợp.
Tắc tia sữa nổi cục chính là tình trạng bị ứ đọng được sản xuất nhưng không thoát ra bên ngoài vú của người mẹ khi nuôi con. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ người mẹ nào đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Đặc biệt là với những đứa con đầu lòng. Tắc tia sữa thành cục cứng làm cho ống dẫn sữa bên trong bị ứ trệ tuần hoàn gây ra tình trạng ngực bị đau, sưng viêm hoặc tấy đỏ bầu ngực.
Nếu tia sữa bị tắc, sữa không thoát ra được bên ngoài sẽ bị vón thành cục tại ống dẫn sữa. Điều này sẽ khiến cho bầu ngực bị căng tức và nóng khó chịu. Các vùng nổi cục sẽ có cảm giác đau nhức. Tình trạng này kéo dài làm cho ngực bị áp xe, hành sốt cao hoặc rét run.
Tắc tia sữa nổi cục có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân cụ thể như:
Dấu hiệu đầu tiên khi bị tắc tia sữa đó là cảm giác căng tức ở bầu ngực. Điều này là do sữa dư thừa đang bị tích tụ dần khiến ngực bị căng lên. Sau đó, nó sẽ dần hình thành thành các khối mềm có kích thước như hạt đậu ở một hoặc hai bên ngực.
Ngoài ra, tắc tia sữa còn có một số biểu hiện khác gồm có:
Hiện tượng tắc tia sữa vón cục nên được điều trị sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu tình trạng này kéo dài, các mẹ bỉm có thể áp dụng một số phương pháp sau.
Khi bị tắc tia sữa nổi cục, bầu ngực sẽ trở nên đau nhức và khó chịu hơn. Tình trạng này có thể trở nên rõ rệt hơn khi bé ngậm ti mẹ. Dù vậy, mẹ bỉm vẫn phải cho bé bú thường xuyên để hạn chế tình trạng tắc tia sữa vón cục.
Đây là do lực hút của trẻ khi ngậm ti sẽ giúp tia sữa lưu thông tốt hơn và giảm tắc sữa. Khi bé bú nhiều, tình trạng này sẽ nhanh khỏi hơn. Thêm vào đó, mẹ có thể ưu tiên cho bé bú bên đang bị tắc sữa để sớm cải thiện vấn đề này. Sau đó, bạn hãy cho bé bú đều hai bên ngực để không bên nào bị tắc tia sữa.
Một lưu ý nhỏ trong quá trình cho bé bú là người mẹ nên điều chỉnh lại hướng để bé ngậm đúng vào khớp ngậm. Hành động này sẽ giúp trẻ bú nhiều sữa hơn và tia sữa được lưu thông tốt hơn. Nếu ngậm sai khớp, các tình trạng như tắc tia sữa, nứt cổ gà,... có thể xuất hiện.
Massage ngực cũng là cách chữa tắc tia sữa nổi cục được nhiều người khuyên dùng. Quá trình massage sẽ làm cho các cục sữa mềm dần rồi chảy ra ngoài. Bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người thân.
Việc massage bầu ngực này nên được làm thường xuyên, khoảng 2 - 3 tiếng thực hiện một lần để cục cứng tan nhanh hơn. Phương pháp này có thể thực hiện càng sớm càng tốt, ngay thời điểm xuất hiện tình trạng bị tắc sữa. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng nhiều lực hoặc xoa bóp mạnh khiến bầu ngực bị đau.
Chườm nóng bầu ngực sẽ giúp cho các cục sữa bị tắc dễ tan hơn. Từ đó, ống dẫn sữa được lưu thông tốt hơn. Phương pháp này sẽ đem đến hiệu quả cao. Đây là do khi chườm nóng, ống dẫn sữa sẽ bắt đầu giãn nở ra làm cho sữa được lưu thông nhanh hơn và hạn chế tình trạng tắc nghẽn.
Quá trình chườm nóng nên thực hiện kéo dài khoảng 15 đến 20 phút. Mỗi ngày mẹ bỉm nên thực hiện chườm nóng từ 4 - 5 lần để cải thiện tình trạng tắc tia sữa nổi cục tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tắm bằng nước ấm với vòi sen để nước chảy thẳng vào ngực sẽ giúp tan nhanh hơn các cục sữa bị vón. Từ đó, ống dẫn sữa được khơi thông hiệu quả.
Bé bú không hết sữa mẹ chính là một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc tia sữa vón cục. Chính vì thế, các mẹ nên dùng máy hút sữa trong bầu ngực để tránh tình trạng dư thừa sau các cữ bú của bé.
Các cữ bú của trẻ nên dao động trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Nếu thời gian bú ngắn hơn, mẹ bỉm nên hút thêm khoảng 10 đến 15 phút để đảm bảo ngực đã hết sữa.
Hiện nay, thị trường đã có đa dạng các loại thuốc để chữa tắc tia sữa nổi cục. Mẹ bầu có thể tham khảo trước khi mua để sử dụng. Một số điều cần lưu ý như thành phần thuốc, loại thuốc, các tác dụng phụ,... Đối với các loại thuốc này, các mẹ nên ưu tiên lựa chọn những nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.
Ngoài các phương pháp trên, việc thay đổi thói quen thường ngày cũng là cách chữa tắc tia sữa nổi cục hiệu quả. Các mẹ nên lựa chọn các loại áo phông thoải mái, rộng rãi để tránh tạo áp lực lên bầu ngực, bổ sung đầy đủ chất, uống nhiều nước và tắm bằng nước ấm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.