Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Glucosamine có làm tăng đường huyết không?

Ngày 11/08/2023
Kích thước chữ

Khi nói đến tình trạng sức khỏe của xương khớp, chúng ta không thể không nhắc đến glucosamine – một thành phần thường được ứng dụng như một loại chất bổ trợ hữu ích để bảo vệ sức khỏe của xương khớp. Tuy nhiên, đã có một số thông tin không thống nhất và ý kiến trái chiều liên quan đến khả năng glucosamine gây tác động đến mức đường huyết, điều này đặc biệt đáng quan tâm đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào những ảnh hưởng của Glucosamine đến đường huyết, tìm hiểu qua các nghiên cứu từ các chuyên gia y tế về mối liên quan giữa Glucosamine và tình trạng đường huyết. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của Glucosamine đối với sức khỏe và trả lời câu hỏi "Glucosamine có làm tăng đường huyết không?".

Tìm hiểu về công dụng của Glucosamine

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một chất lỏng có trong mô đệm của khớp. Chủ yếu, Glucosamine đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sụn khớp và thúc đẩy sản xuất chất nhầy bôi trơn khớp, giúp cho khả năng cử động của khớp trở nên dễ dàng hơn. Glucosamine còn có tác động làm chậm quá trình thoái hóa của khớp, cải thiện khả năng vận động linh hoạt của khớp và giúp khôi phục cấu trúc sụn khớp.

Có 3 dạng chính của Glucosamine là Glucosamine Sulfate (ví dụ: Glucosamine Stada 1500 mg), Glucosamine Hydrochloride (ví dụ: Triple Strength Glucosamine 1500 mg) và N-acetyl Glucosamine. Mặc dù có nhiều đặc điểm tương đồng nhưng chúng mang các hiệu quả khác nhau khi được sử dụng dưới dạng bổ sung.

Glucosamine có làm tăng đường huyết không? 1
Glucosamine có vai trò quan trọng trong cấu trúc mô xương khớp

Công dụng của Glucosamine là gì?

Glucosamine thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp, bao gồm:

  • Viêm xương khớp: Những người mắc bệnh viêm xương khớp ở hông, cột sống hoặc đầu gối có thể dùng Glucosamine sulfate để giảm đau.
  • Viêm khớp dạng thấp: Ban đầu, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Glucosamine hydrochloride uống qua đường miệng có khả năng giảm đau cao hơn so với giả dược đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm và sưng đau của các khớp không được cải thiện.

Ngoài ra, Glucosamine cũng có thể được sử dụng trong một số bệnh lý khác, bao gồm:

  • Viêm bàng quang kẽ.
  • Viêm đường ruột.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Tăng nhãn áp.
Glucosamine có làm tăng đường huyết không? 2
Sử dụng Glucosamine trong điều trị các bệnh về viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp

Sử dụng Glucosamine có làm tăng đường huyết không?

Tình trạng đau nhức xương khớp có liên quan tới bệnh tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp theo các cách khác nhau như sau:

  • Bệnh tiểu đường gây ra biến chứng trong mạch máu, thần kinh ngoại vi - có nhiệm vụ vận động và cung cấp dưỡng chất cho các khớp xương. Khi mạch máu và thần kinh bị tổn thương, tay chân trở nên tê bì và khớp xương không được cung cấp đủ dưỡng chất.
  • Người mắc bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch yếu. Khi mức đường máu không được kiểm soát ổn định, nguy cơ mắc các tình trạng nhiễm trùng và viêm khớp tăng lên.
  • Tình trạng thừa cân thường thấy ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể gây áp lực tăng lên hệ thống xương khớp.
  • Người mắc bệnh tiểu đường thường có mật độ xương thấp hơn so với người bình thường, do đó có nguy cơ mắc các tình trạng loãng xương cao hơn.
Glucosamine có làm tăng đường huyết không? 3
Bệnh nhân tiểu đường thường dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp

Glucosamine có làm tăng đường huyết không?

Vẫn tồn tại mối quan ngại về việc sử dụng thuốc hỗ trợ khớp như Glucosamine cho những người mắc bệnh tiểu đường có thể gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sau khi sử dụng Glucosamine ở liều cao qua đường tĩnh mạch, quá trình chuyển hóa đường ở động vật có sự thay đổi. Tuy nhiên, trên mặt lâm sàng, tác động tương tự chưa được chứng thực một cách thống nhất trên những người mắc bệnh sau khi sử dụng thuốc Glucosamine qua đường uống.

Trong các nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn, cụ thể là trên những người không mắc bệnh tiểu đường cũng đã chỉ ra rằng Glucosamine không có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thu glucose hoặc sự kháng insulin. Tuy nhiên, do hạn chế về dữ liệu nghiên cứu hiện nay và việc chưa đủ thông tin về tác động của Glucosamine đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi mức đường huyết hơn khi cần sử dụng Glucosamine.

Người bị tiểu đường có sử dụng Glucosamine được không?

Bệnh tiểu đường có nguy cơ dẫn đến các vấn đề xương khớp như loãng xương và thoái hóa khớp. Trong trường hợp này, Glucosamine có thể chỉ định sử dụng cho bệnh nhân có biến chứng thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối; trong trường hợp các loại thoái hóa khác, việc sử dụng Glucosamine thường ít phổ biến.

Bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi mức đường huyết sử dụng Glucosamine và bác sĩ cũng cần cân nhắc việc điều chỉnh liều lượng hoặc cách thức sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh.

Glucosamine có làm tăng đường huyết không? 4
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng Glucosamine

Người cao huyết áp có nên uống Glucosamine?

Việc dùng thuốc Glucosamine có thể dẫn đến tác dụng phụ chính là làm tăng huyết áp. Vì vậy, những ai đang bị cao huyết áp cần cẩn trọng trong việc sử dụng Glucosamine để điều trị chứng đau nhức xương khớp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ kỹ càng trước khi dùng Glucosamine.

Glucosamine không nên sử dụng cho đối tượng nào?

Sau đây là một số đối tượng cần cẩn trọng khi dùng c:

  • Những người mắc bệnh lý tim mạch, cao huyết áp... 
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Glucosamine có thể ảnh hưởng đến việc tiết insulin hoặc có tác động đến đường huyết, nhưng vì nó là một amino acid nên bệnh nhân phải thường xuyên kiểm tra đường huyết khi dùng
  • Những người dị ứng với hải sản, tôm, cua, sò, ốc, hến,...
  • Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn: Có thể có mối liên hệ giữa Glucosamine và hen suyễn, do đó bệnh nhân có tiền sử hen suyễn cần đặc biệt lưu ý.
  • Những người đang dùng thuốc bao gồm thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường.
  • Cẩn trọng khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi vì chưa đủ dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn.

Glucosamine có thể tác động lên quá trình hấp thu tetracyclin trong dạ dày - ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc. Do đó, nên tránh sử dụng Glucosamine cùng lúc với các loại thuốc như thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin.

Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng Glucosamine có làm tăng đường huyết không về hiểu rõ tác dụng của Glucosamine trên bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù Glucosamine có thể được sử dụng cho người bị tiểu đường nhưng quá trình khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để kiểm soát mức đường huyết một cách hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin