Bệnh lupus ban đỏ là một tình trạng gây nhiễm cho một số bộ phận trên cơ thể. Và nó cũng là một căn bệnh mãn tính chưa có cách điều trị dứt điểm. Có rất nhiều thắc mắc về căn bệnh này và một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra là: "Bệnh lupus ban đỏ hệ thống lây không?". Để giải đáp câu hỏi này thì hãy cùng với Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về nó nhé.
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn hệ thống khi hệ thống miễn dịch bị tấn công bởi các mô và cơ quan. Viêm do lupus gây ra sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể bạn như: Da, khớp, thận, thế bào máu, tim, não, phổi. Khi bị lupus ban đỏ hệ thống bạn sẽ bị nổi phát ban mày đỏ, tròn. Ban đầu nó sẽ nổi trên mặt, da dầu hoặc các nơi khác nhau có thể thay đổi màu sắc. Sau một thời gian phát ban do lupus đỏ thì sẽ để lại sẹo hoặc các mảng da màu sau khi lành.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ có lây không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Chính vì vậy câu trả lời của chúng mình là bệnh lupus ban đỏ không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó sẽ không thể lây lan được. Ngay cả khi bạn tiếp xúc với với bệnh gần hoặc quan hệ tình dục thì cũng không thể lây lan căn bệnh này sang cho bạn được.
Nguyên nhân chính của căn bệnh này mặc dù chưa được xác định nhưng một trong những yếu tố chính của căn bệnh này là do di truyền, tiếp xúc với môi trường nhiễm UV hay phản ứng với hệ miễn dịch với vi khuẩn hoặc thuốc.
Lupus ban đỏ không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó sẽ không thể lây lan được
Những biến chứng của lupus ban đỏ hệ thống
Khi bị lupus ban đổ hệ thống sẽ có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Sau đây là cụ thể những biến chứng đó:
- Thận: Khi bị lupus ban đỏ hệ thống và gây tổn thương đến thận thì bạn có thể bị suy thận. Từ đó sẽ dẫn đến tử vong.
- Não và hệ thần kinh trung ương: Não bị ảnh hưởng bởi lupus ban đỏ có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, về vấn đề thị lực hoặc có thể bị đột quỵ, co giật. Ngoài ra một số người bị lupus ban đỏ còn gặp các vấn đề về trí nhớ và khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
- Máu và mạch máu: Khi bị lupus ban đỏ dẫn đến bị các vấn đề về máu. Có thể là thiếu máu và tăng nguy cơ chảy máu hoặc bị đông máu. Ngoài ra nó còn có thể gây viêm mạch máu.
- Phổi: Lupus ban đỏ gây tổn thương đến phổi sẽ làm tăng khả năng bị viêm niêm mạch khoang ngực, khiến bạn cảm thấy khó thở. Và nặng hơn nữa là chảy máu phổi và viêm phổi cũng có thể xảy ra.
- Tim: Trường hợp bị lupus ban đỏ gây ra viêm cơ tim, động mạch hoặc viêm màng ngoài tim.
Khi bị lupus ban đỏ hệ thống còn tăng một số nguy cơ như:
- Nhiễm trùng: Những người mắc bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
- Ung thư: Khi bị lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ ung thơ, trường hợp này lại khá nhỏ.
- Hoại tử vô mạch: Khi lượng máu cung cấp cho xương giảm dẫn đến những vết vỡ nhỏ trong xương. Từ đó dẫn đến những vết thương dẫy gãy.
- Biến chứng thai kỳ: Khi bị lupus thì làm tăng nguy cơ bị sẩy thai và sinh non.
Triệu chứng để chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống
Vì các triệu cứng của bệnh lupus ban đỏ có thể giống với nhiều tình trạng khác nhau nên có thể mất một số thời gian để chấn đoán chính xác bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu sau đó chụp X-quang và quét tim, thận và các cơ quan khác. Sau đó là mộ số mức độ nghiêm trọng do lupus ban đỏ gây ra:
- Mức độ nhẹ: Cảm thấy mệt mỏi và gặp một số vấn đề về khớp, da.
- Mức độ trung bình: Một số bộ phận trên cơ thể của người bệnh bị viêm như phổi, tim và thận.
- Mức độ nặng: Gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, phổi, não hay thận. Ngoài ra còn đe doạ đến tính mạng của người bệnh.
Lupus ban đỏ hệ thống có nhiều mức độ khác nhau
Cách ngăn ngừa lupus ban đỏ
Mặc dù đây là một căn bệnh không thể chữa được nhưng bạn có thể ngăn ngừa các yêu tố gây ra của bệnh như:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp phải đi ra người và bạn phải tiếp xúc dưới ánh mặt trời thì hãy bôi kem chống nắng để ngăn chặn tia UVA và UVB.
- Không nên sử dụng thuốc quá nhiều bởi chúng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn.
- Nên thường xuyên tập luyện các môn thể dục nhẹ như: Tập thiền, tập yoga,....
- Bệnh nhân bị lupus ban đỏ nên tránh những người bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng.
- Nên ngủ đủ giấc để có một sức khoẻ luôn tỉnh táo.
Thiền, tập yoga,... giúp giảm lupus ban đỏ
Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp các thông tin để giải đáp cho câu hỏi: "Bệnh Lupus ban đỏ có lây không?". Hy vọng rằng những thông tin trên giúp cho các bạn đang mắc phải căn bệnh lupus ban đỏ cải thiện được căn bệnh của mình một cách tốt nhất.
Thuỷ Tiên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp