Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khế từ xưa đến nay đã đã được coi là một loại thảo dược và được thường xuyên sử dụng trong dân gian. Lá khế thường được sử dụng để tắm khi bị thủy đậu vì có thể cải thiện triệu chứng ngứa. Vậy thì chính xác người bị thủy đậu tắm lá khế được không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm theo mùa được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo quan niệm ngày xưa thì tắm các loại lá có thể giảm triệu chứng ngứa do mụn nước. Vậy thì người bệnh nên tắm loại lá nào và bị thủy đậu tắm lá khế được không?
Thủy đậu do virus Herpes Zoster gây ra và là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện vào mùa xuân, khi khí hậu ẩm ướt. Bệnh thủy đậu phát triển theo 4 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn này diễn ra trong vòng 10 đến 14 ngày. Đây là giai đoạn ủ bệnh nên thường không xuất hiện bất kỳ biểu hiện ở giai đoạn đầu này. Bệnh thủy đậu lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp (trong khi người bệnh ho, nói chuyện) hoặc lây qua gián tiếp khi tiếp xúc với vật dụng hàng ngày của người bệnh như: Khăn tắm, khăn lau mặt, quần áo,... Nên cần có các biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả trong mùa dịch bệnh.
Giai đoạn này khoảng 3-5 ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng không đặc trưng cho bệnh thủy đậu như chán ăn, mệt mỏi, sốt, khó chịu trong người,... Với những triệu chứng này, người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.
Người bệnh có biểu hiện nặng hơn giai đoạn khởi phát, những triệu chứng như: Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn,... Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban, những nốt này trở thành mụn nước, ngày càng to dần lên và gây cảm giác ngứa cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Mụn nước sẽ tự vỡ hoặc vỡ do ma sát nhưng để tránh các biến chứng thủy đậu thì nên hạn chế tuyệt đối việc làm vỡ các mụn nước.
Những triệu chứng của bệnh bắt đầu giảm, người bệnh dần khỏe trở lại. Mụn nước đóng vảy và bong đi. Nhưng sau khi bong có thể để lại các sẹo lõm gây mất thẩm mỹ trên da.
Lá khế có vị chát, có tính mát và có tác dụng lợi tiểu, chữa triệu chứng của bệnh dị ứng, mẩn ngứa, ung nhọt do nhiệt huyết. Lá khế được cho là loại thảo dược chữa được nhiều bệnh. Lá khế có thể được giã nhuyễn cùng với tiêu và đắp lên người khi còn nóng để giúp làm ra mồ hôi và giúp người bệnh đỡ mệt mỏi. Vậy người bị thủy đậu tắm lá khế được không?
Dựa trên các cơ sở của y học cổ truyền, thì lá khế đã trở thành loại lá giúp cải thiện triệu chứng ngứa của bệnh thủy đậu. Đây là lý do tại sao rất nhiều người khuyên người mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá khế. Có thể lấy một nắm lá khế sau khi rửa sạch rồi đun sôi với nước. Để nguội đến nhiệt độ phù hợp rồi cho bệnh nhân tắm. Tiếp tục làm hàng ngày trong vòng 1 tuần để có hiệu quả giảm ngứa.
Nhưng khi sử dụng lá khế thì cần lưu ý một vài vấn đề:
Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, ngứa do nguyên nhân từ bên ngoài làm cơ thể bị phong hàn, thấp nhiệt hoặc do các cơ quan trong cơ thể bị mất cân bằng khi hoạt động thì sử dụng lá khế kết hợp với các thảo dược khác sẽ giúp giảm ngứa cực kỳ hiệu quả.
Nhưng trong bệnh thủy đậu, triệu chứng ngứa là do virus Herpes Zoster có kèm theo các biểu hiện sốt, biếng ăn mệt mỏi. Thậm chí trong quá trình phát triển, người nhiễm bệnh sẽ có cảm giác cực kỳ khó chịu, cực ngứa ngáy ở những nốt mụn nước.
Như vậy, tắm lá khế không thể giúp hết ngứa hoàn toàn mà chỉ giúp cho triệu chứng ngứa giảm đi. Nên người bệnh có thể tắm lá khế trong giai đoạn khởi phát khi triệu chứng ngứa bắt đầu xuất hiện, nhưng khi có các nốt ban dạng phỏng nước thì không nên tắm lá khế nữa. Và đặc biệt cần lưu ý không sử dụng lá khế để tắm khi có các vết mụn nước vỡ ra, các vết thương hở.
Những chia sẻ ở trên đã giải đáp cho câu hỏi người bị thủy đậu tắm lá khế được không và bị thủy đậu có nên tắm lá khế để có hiệu quả giảm ngứa. Tuy nhiên, cần lưu ý là tắm lá khế chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng ngứa trong thời gian bắt đầu xuất hiện các nốt ban chứ không có tác dụng điều trị triệt để tình trạng ngứa do bệnh thủy đậu.
Kim Huệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.