Mặc định
Lớn hơn
Nước dừa là thức uống có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc được nhiều rất người yêu thích. Không những vậy, loại nước này còn rất hữu ích trong việc làm đẹp da và đem đến nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Thế nhưng, khi bị viêm họng uống nước dừa được không thì không phải ai cũng biết.
Người bị viêm họng có vòm họng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất là thực phẩm và thức uống có tính mềm, ấm để giảm tình trạng đau khi nuốt, đau rát cổ họng, giúp quá trình ăn uống dễ chịu hơn. Nước dừa lúc này liệu có phải là lựa chọn phù hợp?
Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc viêm họng uống nước dừa được không cùng điểm qua những công dụng của nước dừa với sức khỏe nhé!
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước dừa rất ít calo và chất béo nhưng lại chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng có lợi. Các chất này đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường sức khỏe. Nhờ đó, uống nước dừa thường xuyên là phương pháp giúp bạn phòng ngừa sự xâm nhập và phát triển gây bệnh của các tác nhân có hại như: Nấm bệnh, vi khuẩn, virus…
Nước dừa là thức uống bổ dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Thành phần nước dừa chứa đến 94% là nước, đồng thời rất giàu các chất điện giải như: Kali, Natri, Calcium, Chloride, Magie... Những chất này có vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng nước, giúp bù nước và bổ sung năng lượng sống cho cơ thể. Người ta thường uống nước dừa trong các trường hợp mất nước do bệnh tả, bệnh lỵ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ho và rát họng nhiều.
Các nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bị nhiễm độc gây tổn thương gan đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của nước dừa. Kết quả thu được cho thấy: Nước dừa có chứa các chất chống oxy hóa, đem lại tác dụng trung hòa điện tích, thay đổi cấu trúc của các gốc tự do, bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi bị tổn thương.
Ngoài các công dụng trên, thành phần nước dừa còn chứa các chất béo mạch ngắn như: Capric, caprylic và acid lauric. Khi được đưa vào cơ thể, chúng hoạt động như một kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống lại giun hay các ký sinh trùng gây bệnh.
Nhờ vậy, uống nước dừa mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy. Đây cũng là thức uống giúp giảm sưng, giảm viêm và đau rát do tổn thương niêm mạc hiệu quả.
Uống nước dừa không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng lại các virus, vi khuẩn gây bệnh mà còn bổ sung hoạt chất chống oxy hoá và viêm nhiễm vô cùng hữu hiệu. Do vậy, với câu hỏi viêm họng uống nước dừa được không? Thì câu trả lời là CÓ.
Người bị viêm họng có thể uống nước dừa để giảm tình trạng viêm nhiễm
Khi viêm họng, cổ họng bị đau rát, sưng đỏ gây khó khăn khi nhai, nuốt, thậm chí cả khi nói chuyện. Uống nước dừa sẽ giúp giảm viêm nhiễm, làm dịu tình trạng sưng đỏ. Với trường hợp người mắc viêm họng phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị thì thành phần các chất trong nước dừa còn giúp điều hòa, giảm bớt cảm giác khó chịu do tác dụng phụ của thuốc mang lại.
Không chỉ vậy, việc ăn uống rất khó khăn ở những người viêm họng dẫn đến tình trạng biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, không đủ chất. Lúc này, nước dừa còn giúp cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, bổ sung nước, chất khoáng cho cơ thể người bệnh. Do vậy, dù có bị viêm họng hay không, bạn cũng nên thường xuyên uống nước dừa để nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng.
Người bệnh viêm họng cần lưu ý về mức độ và cách uống nước dừa như sau:
Người bị viêm họng không nên uống nước dừa với đá lạnh
Bên cạnh nước dừa, nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý thêm cho bạn một số loại thức uống khác giúp cải thiện và đẩy lùi triệu chứng viêm họng nhanh chóng. Bao gồm:
Có thể sử dụng thêm nước chanh ấm cùng mật ong để giảm tình trạng họng bị viêm
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề "viêm họng uống nước dừa được không?" cũng như một số thức uống phù hợp, hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Người đang mắc bệnh viêm họng vẫn nên tiến hành thăm khám bệnh sớm để kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các biến chứng vô cùng nguy hiểm do bệnh gây ra, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com