Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Gợi ý 5 món cháo rau củ cho bé bổ sung dinh dưỡng, mẹ cần nên thử

Ngày 23/05/2024
Kích thước chữ

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các mẹ bỉm là cháo rau củ luôn là món ăn không thể thiếu với trẻ nhỏ, nhất là với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Vậy nên, ngoài các món cháo, soup từ thịt hay cá, mẹ hãy nấu cháo rau củ cho bé để giúp con có đầy đủ dinh dưỡng. Bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ tìm ra được 5 món cháo rau củ mà tin chắc rằng em bé nào cũng thích mê.

Cháo rau củ không chỉ có mùi vị dễ ăn mà còn giúp bé bổ sung chất xơ cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy ba mẹ đã biết các món cháo rau củ nào nên nấu cho bé chưa? Cùng xem ngay nhé.

Các loại rau củ mẹ nên dùng cho bé mỗi ngày

Có rất nhiều rau củ quả phù hợp sử dụng mỗi ngày cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé đang ăn dặm. Mẹ có thể chọn dùng các loại rau củ sau:

  • Bông cải xanh: Là nguồn vitamin K và canxi giúp bé phát triển khỏe mạnh và chắc khỏe xương. Trẻ nhỏ rất cần các chất dinh dưỡng này để phát triển chiều cao cũng như khỏe mạnh xương khớp.
  • Súp lơ trắng: Mẹ nên chọn loại súp lơ màu trắng thay vì màu xanh bởi chúng chứa nhiều hàm lượng vitamin C. Bên cạnh đó, súp lơ trắng cũng là nguồn vitamin K rất tốt cho hệ thống xương khớp của trẻ nhỏ.
  • Rau chân vịt: Loại rau này cũng rất giàu vitamin K cần thiết cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi dùng loại rau này rất mềm và không có vị đặc trưng nên bé nhỏ sẽ không cảm thấy khó ăn.
  • Khoai lang: Vừa giàu vitamin lại vừa giàu chất beta – carotene, khoai lang chính là loại củ mà mẹ nên dùng để chế biến món ăn cho con. Dùng cháo khoai lang sẽ giúp con thêm sáng mắt và chống vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, còn ngăn ngừa táo bón.
  • Củ dền: Là nguồn vitamin A vô dùng dồi dào, mẹ nên bổ sung củ dền vào bữa ăn của trẻ để con vừa kích thích thị giác phát triển, vừa tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cà rốt: Trong cà rốt có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho trẻ nhỏ. Trong đó có beta – carotene, hỗ trợ sáng mắt cho bé, xây dựng hệ thống miễn dịch và chống táo bón, tiêu chảy.
  • Bí đỏ: Mẹ có thể nấu cháo hoặc súp từ bí đỏ cho bé dùng. Bí đỏ có chứa nhiều vitamin A giúp bổ mắt và hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh. Từ đó đóng góp vào quá trình phát triển toàn diện của bé
  • Su su: Su su không được nhiều mẹ sử dụng nhưng lại là nguồn dinh dưỡng canxi, vitamin A và D rất cần thiết cho bé.
Gợi ý 5 món cháo rau củ cho bé, mẹ cần nên thử 2
Ba mẹ có thể nấu cháo rau củ cho bé từ nhiều loại củ phổ biến hiện nay

5 món cháo rau củ cho bé, mẹ nên thử làm ngay

Cháo rau củ cho bé từ củ dền

Dù cho củ dền là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng rất nhiều ba mẹ không biết nên chế biến món ăn nào từ củ dền cho bé yêu nhà mình ăn. Nếu vậy, ba mẹ hãy nhanh tay nấu cháo củ dền cho con nhé. Cách này sẽ giúp củ dền giữ lại được trọn vẹn chất dinh dưỡng mà còn giúp con ăn ngon miệng hơn. Ba mẹ có thể kết hợp dùng thêm dầu oliu và khoai tây để gia tăng hương vị cho món cháo.

Cháo rau củ cho bé từ cà rốt

Cà rốt là loại củ dễ ăn, có vị ngọt vừa phải lại còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt. Ba mẹ nên nấu cháo cà rốt thường xuyên để con có nhiều dưỡng chất giúp phát triển thị giác và hệ miễn dịch. Cháo cà rốt có thể cắt cà rốt thành hạt lựu hoặc xay nhuyễn ra đều phù hợp cho trẻ dùng.

Cháo rau củ cho bé từ bí đỏ

Bí đỏ là loại quả dễ ăn lại có vị béo và ngọt tự nhiên nên thích hợp dùng nấu cháo cho bé. Ba mẹ nên nấu cháo bí đỏ kết hợp cùng thịt bò hoặc thịt heo xay để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé. Ngoài ra, mẹ còn có luộc bí đỏ và dùng cho bé ăn dặm cũng rất tốt cho sức khỏe.

Gợi ý 5 món cháo rau củ cho bé, mẹ cần nên thử 3
Cháo rau củ cho bé làm từ bí đỏ

Cháo rau củ cho bé từ khoai lang

Khoai lang là thực phẩm dễ dàng tìm kiếm ở bất kỳ chợ hay siêu thị nào. Và loại củ này cũng rất giàu chất dinh dưỡng cho trẻ. Ba mẹ có thể làm cháo khoai lang cho trẻ với sữa tươi và khoai lang. Đây là món ăn vừa có vị ngọt, có thêm vị béo giúp trẻ kích thích vị giác.

Cháo rau củ tổng hợp cho bé

Để kích thích vị giác của trẻ con cũng như giúp các bé có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện, ba mẹ còn có thể kết hợp nhiều loại rau củ để làm món cháo rau củ cho bé. Ba mẹ có kết hợp nấu cháo cà rốt, su su, củ cải,... để tạo món cháo tổng hợp. Sự kết hợp đa dạng này giúp con gia tăng nhận biết, lạ miệng và kích thích sự thèm ăn.

Lưu ý khi nấu cháo rau củ cho bé

  • Hạn chế nêm nếm quá nhiều: Ba mẹ không nên nêm nhiều muối hay đường vào cháo cho con. Lúc này, thận của bé chưa phát triển hoàn toàn nên có thể gây áp lực lên hoạt động của thân.
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho bé: Trẻ nhỏ có hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn như người lớn. Vì thế, việc giữ vệ sinh khi nấu và thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn là rất cần thiết.
  • Đa dạng các loại thực phẩm: Ba mẹ không chỉ nên tập trung nấu một loại rau củ cho bé mà nên đa dạng trong các bữa ăn. Việc ăn quá nhiều lần một món cháo khiến trẻ dễ bị ngán, gây ra biếng ăn. Ngoài ra, ăn một loại cháo liên tục giúp con dễ bị thiếu chất.
  • Quan sát bé khi ăn: Phụ huynh nên chú ý quan sát khi trẻ em ăn cháo. Hãy theo dõi để xem rằng bé có bị kích ứng với loại thực phẩm nào không, có yêu thích đặc biệt món cháo nào không. Từ đó dễ dàng nhận ra những thực phẩm không hợp và yêu thích của con.
  • Nấu cháo với lượng thích hợp: Ép con ăn là quyết định sai lầm của ba mẹ. Vậy nên, ba mẹ nên nấu cháo cho bé với một lượng vừa đủ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi ăn hơn.
Gợi ý 5 món cháo rau củ cho bé, mẹ cần nên thử 4
Mẹ nên nấu lượng cháo vừa đủ với bé

Hy vọng qua bài viết Gợi ý 5 món cháo rau củ cho bé, mẹ cần nên thử đã giúp các mẹ tìm ra được các món ăn mới bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của con. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo nhé.

Xem thêm: Gợi ý phụ huynh thực đơn cơm cho bé 2 tuổi đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin