Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng axit là một trong những trường hợp hay gặp ở các công ty, xí nghiệp sản xuất chất dẻo, luyện kim, khí đốt,... nhưng ít khi gặp ở cuộc sống hằng ngày nên nhiều người chưa ý thức và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để sơ cứu đúng cách khi bị bỏng axit.
Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo các mẹo chữa bỏng axit đơn giản, dễ thực hiện, giúp phòng tránh được các di chứng nặng nề để lại sau khi bị bỏng.
Bỏng axit là tình trạng axit bị đổ trên bề mặt cơ thể, làm tổn thương vùng da và dưới da, gây đông vón protein tại các mô và mất nước nhanh chóng. Khi nồng độ axit càng cao thì hiện tượng ngưng kết và mất nước càng nặng hơn, gây tổn thương nặng tới các bộ phận của cơ thể, có thể biến dạng cơ, khớp, gân, phá huỷ hệ thống thần kinh.
Một số trường hợp có thể không nhận biết được nạn nhân bị bỏng do axit, hay kiềm để có hướng điều trị đúng cách thì có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận diện.
Vết bỏng sẽ có nhiều màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào loại axit tiếp xúc
Bị bỏng là một trong những tai nạn nguy hiểm, nhưng bỏng hóa chất càng nguy hiểm gấp bội phần, mọi người nên trang bị kiến thức cũng như kỹ năng để xử lý bỏng nếu chẳng may mình hoặc người thân rơi vào tình cảnh đó, điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho nạn nhân trong quá trình điều trị và cũng tránh để lại di chứng khó lường sau này. Cụ thể như sau:
Xem thêm: Sơ cứu khi trẻ bị bỏng
Nếu nhận thấy có dấu hiệu khó thở thì phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
Sơ cứu khi bỏng trên da
Nếu bỏng nhẹ thì thường chỉ cần rửa sạch vết bỏng rồi tiến hành băng bó chứ không cần quan thiệp nhiều. Đối với những trường hợp bỏng nhẹ này chỉ cần dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ từ 2-3 lần/ngày rồi thấm sạch nước bằng khăn sạch, sau đó xịt dung dịch trị bỏng trực tiếp lên vết bỏng để duy trì một lớp màng bảo vệ ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Nếu bỏng nặng thì sau khi thực hiện các bước sơ cứu như hướng dẫn trên, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị tích cực, trong lúc di chuyển phải giúp nạn nhân cung cấp nước để bù lượng nước bị mất do bỏng.
Dùng dung dịch trị bỏng xịt lên vết bỏng nhẹ giúp duy trì lớp màng bảo vệ nhiễm nhuẩn
Sơ cứu khi bỏng ở mắt
Đây là trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, nó gây đau đớn tột độ cho nạn nhân và để lại di chứng khó lường nên cần phải nhanh chóng sơ cứu đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho nạn nhân. Tuyệt đối không để nạn nhân dụi tay vào mắt vì như thế sẽ làm lây lan đến các vùng khác. Nhanh chóng giúp nạn nhân rửa sạch axit bằng nước muối sinh lý hoặc nước tinh khiết, cuối cùng băng bó cẩn thận rồi khẩn trương đưa nạn nhân vào bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Tuyệt đối không dụi tay vào mắt để hạn chế lây lan khu vực lân cận
Sơ cứu khi nuốt axit
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến phù phổi, ngừng thở, nặng hơn có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp này, phải đặt nạn nhân nằm ngửa, loại bỏ hoàn toàn axit, dị vật, đờm dãi nếu có trong đường thở. Song song với đó là cho nạn nhân uống nhiều nước để hạ nồng độ axit và hạn chế di chứng cho nạn nhân rồi khẩn cấp đưa đến bệnh viện để bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Bỏng là một loại tai nạn nguy hiểm, cần phải sơ cứu kịp thời tránh để lại dị tật đáng tiếc sau điều trị, vì vậy ai cũng nên trang bị kiến thức đầy đủ về vấn đề này. Hy vọng bài viết trên giúp mọi người bổ sung kiến thức về sơ cứu khi bỏng một cách đầy đủ nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.