Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là tai nạn trẻ em có thể gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Tùy từng mức độ bỏng và nguyên nhân gây bỏng mà có hướng xử lý và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng luôn là bước quan trọng để giảm tình trạng nặng do bỏng gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài hình ảnh sơ cứu khi trẻ bị bỏng.
Bỏng nước sôi, bỏng bô xe,…là những “hiểm họa” luôn rình rập trẻ mỗi ngày. Để không phải loay hoay khi chẳng may bé nhà mình bị bỏng, ba mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản về cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng.
Trẻ em bị bỏng có thể chia làm 3 cấp độ lần lượt là bỏng cấp độ 1, 2, 3 tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của trẻ. Tất cả các mức độ bỏng đều cần được sơ cứu đúng cách. Vì sơ cứu sẽ giúp tránh tình trạng vết thương lan rộng và sâu vào tận bên trong các mô và biểu bì dưới da.
Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, vết bỏng chỉ có giới hạn ở một phần nhỏ ở lớp da trên cùng.
Cấp độ 2 là tình trạng bé bị bỏng nghiêm trọng hơn cũng như lan sâu vào phần bên dưới lớp da trên cùng.
Trẻ bị bỏng cấp độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất. Vết bỏng làm tổn thương vào sâu bên trong da xuống dưới các lớp tế bào biểu bì dưới da.
Dưới đây là một số hình ảnh sơ cứu trẻ bị bỏng qua các bước, gồm:
Khi trẻ bị bỏng cần ngay lập tức đặt khu vực bị bỏng trong nước mát nhưng không lạnh hoặc dưới vòi nước đang chảy. Cần giữ vết thương trong nước ít nhất khoảng 5 - 15 phút.
Tuyệt đối không được sử dụng nước đá để chườm hoặc áp lên vết bỏng.
Tuy nhiên, nếu quần áo của trẻ bị dính vào da, thì đừng lột nó ra. Hãy để nó tại chỗ và cắt khoảng quần áo xung quanh nó.
Bạn hãy sử dụng gạc không dính hoặc một miếng vải sạch để che vết bỏng cho bé.
Nếu bé chỉ bị bỏng nhẹ, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh cho bé. Tuy nhiên, không được bôi bơ, dầu mỡ hoặc bất cứ thứ gì khác lên vết bỏng của bé.
Bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn cho trẻ nhỏ như Paracetamol với liều lượng theo hướng dẫn. Để đảm bảo an toàn cho con, hãy gọi bác sĩ nhi khoa trước nếu bé nhà bạn chưa bao giờ dùng thuốc này trước đây.
Bạn có thể điều trị bỏng tại nhà với độ 1. Bỏng độ 2 hoặc độ 3, trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ không xác định được con bạn bị bỏng ở mức độ nào, vậy nên hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau khi thực hiện sơ cứu ban đầu. Các bác sĩ sẽ giúp đánh giá mức độ bỏng và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho con bạn.
Mặc dù các bậc phụ huynh sẽ không thể bảo vệ con mình mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nếu áp dụng các phương pháp sau đây sẽ có thể giúp trẻ phòng ngừa bị bỏng hiệu quả tại nhà:
Để hạn chế tình huống trẻ bị bỏng, bố mẹ có thể lưu ý những vấn đề trên trong quá trình chăm sóc bé. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần nắm chắc những kiến thức sơ cứu khi trẻ bị bỏng để có thể nhanh chóng xử lý nếu con mình gặp phải tình trạng này.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách sơ cứu và trị bỏng cho bé.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.