Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại Việt Nam, có rất nhiều loại rắn sinh sống. Nhưng loài rắn nào độc nhất Việt Nam là điều mà nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu về loài rắn được mệnh danh là "mìn sống" trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Loài rắn nào độc nhất Việt Nam và còn được được mệnh danh là "mìn sống"? Thay vì tìm cách lẩn trốn khi nhìn thấy con người, loài rắn độc này chọn cách nằm yên một chỗ và sẵn sàng tung ra cú cắn khi ai đó đi đến gần hoặc vô tình dẫm trúng chúng.
Để chọn lọc ra loài rắn nào độc nhất Việt Nam, phải kể tên top những loài rắn độc, đó là rắn hổ đất, rắn hổ mèo, rắn hổ mang chúa, rắn cạp nia, rắn cạp nong, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp, rắn lục sừng, rắn lục đầu bạc, rắn biển sừng,… Vậy loài rắn nào độc nhất Việt Nam trong các loài rắn độc đã kể trên được mệnh danh là "mìn sống"?
Chàm quạp (Calloselasma rhodostoma), còn được biết đến với các tên gọi khác như rắn lục nưa, rắn cà tênh, rắn lục Malaysia, là một loài rắn độc thuộc họ rắn lục, và cũng là một ứng cử viên sáng giá cho câu hỏi “Loài rắn nào độc nhất Việt Nam?”.
Loài này khi trưởng thành thường có chiều dài từ 70 đến 90cm, tuy nhiên cũng có thể dài hơn lên đến khoảng 1m. Các cá thể cái thường lớn hơn con đực. Chàm quạp có đầu và cổ phân biệt rõ rệt, với phần đầu có kích thước lớn và hình tam giác.
Một đặc điểm dễ nhận biết của loài rắn này là trên lưng có những hoa văn tam giác màu nâu đối xứng, tạo thành hình giống cánh bướm. Cơ thể của chúng thường có màu vàng xám hoặc nâu, khiến chúng khó bị phát hiện khi nằm trong những đám lá khô.
Nhờ những hoa văn và màu sắc này, rắn chàm quạp dễ dàng nhận diện, cho phép mọi người có thể tự giác tránh xa khi gặp chúng trong tự nhiên hoặc tại nơi cư trú.
Rắn chàm quạp được phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á, bao gồm các nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và một số khu vực của Indonesia.
Ở Việt Nam, rắn chàm quạp được tìm thấy chủ yếu tại các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là các khu vực phổ biến và thường gặp nhất là ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Núi Cấm - An Giang.
Rắn chàm quạp thường sống ở các khu vực rừng trồng như cao su, tràm, bạch đàn, cũng như các đất nông nghiệp bỏ hoang có nhiều cỏ mọc và khu vực vườn cây ăn trái. Đáng chú ý, chúng đôi khi cũng xuất hiện trong các khu vực mà con người sinh sống, bởi chúng thường săn đuổi chuột - loại thức ăn yêu thích của chúng.
Rắn chàm quạp thường ẩn mình dưới các đống lá khô. Nhờ màu sắc của cơ thể, chúng rất khó để nhận ra khi ở những khu vực có lá khô rơi nhiều, đặc biệt là trong các vùng trồng trọt. Chúng cũng có thể được tìm thấy dưới các hốc cây hay tảng đá...
Khác với các loài rắn khác, kể cả các loài độc, thường sẽ cố gắng lẩn trốn khi con người tiếp cận, rắn chàm quạp lại thường cuộn tròn và nằm im trong các đống lá khô thay vì cố gắng bỏ chạy. Nếu người đi ngang qua mà không may đạp phải hoặc đến gần, chúng sẽ tung cú đớp và sau đó tiếp tục cuộn tròn im lặng tại chỗ, sẵn sàng tấn công lại.
Hành vi này, tức là nằm im để tự vệ thay vì chạy trốn khi cảm thấy nguy hiểm, là lý do vì sao rắn chàm quạp được biết đến với biệt danh "mìn sống".
Rắn chàm quạp được coi là loài rắn nguy hiểm vì nó sở hữu nọc độc có chứa các enzyme có khả năng gây tổn thương cho tế bào và gây độc máu. Nọc của loài này có thể ảnh hưởng đến mô và hồng cầu, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như đau đớn, xuất huyết gây thiếu máu.
Khi bị cắn bởi rắn chàm quạp, các con mồi nhỏ như chuột, chim thường sẽ bị xuất huyết và chết. Đối với con người, vết cắn của rắn chàm quạp có thể gây sưng, phù nề, xuất hiện bầm máu và các dấu hiệu khác. Nếu không được cấp cứu kịp thời, vết cắn có thể gây đau đớn cực kỳ nghiêm trọng và dẫn đến hoại tử mô xung quanh vết thương.
Nếu bị cắn bởi rắn chàm quạp, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị bằng huyết thanh kháng nọc. Đây là biện pháp cứu chữa chính xác và hiệu quả nhất để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng do nọc độc của loài rắn này gây ra. Việc nhập viện và điều trị kịp thời sẽ giúp cứu sống và giảm thiểu hậu quả cho nạn nhân. Việc nhập viện muộn có thể dẫn đến hoại tử mô và cần phải tháo khớp hoặc tháo chi để chữa trị. Tiên lượng nặng có thể là tử vong.
Lúc sơ cứu khi bị rắn cắn, đặc biệt là bị cắn bởi rắn chàm quạp, không nên áp dụng các phương pháp sơ cứu dân gian như rạch vết rắn cắn, nặn, hút hoặc đắp lá thuốc. Đặc biệt, không được áp dụng buộc garo vùng bị cắn vì có thể dẫn đến hoại tử mô nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu và điều trị chuyên sâu.
Tóm lại, loài rắn nào độc nhất Việt Nam và được mệnh danh là "mìn sống"? Đó là rắn chàm quạp. khi bị rắn chàm quạp cắn, điều quan trọng nhất là đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị bằng huyết thanh kháng nọc. Việc sử dụng các phương pháp sơ cứu dân gian có thể làm tăng nguy cơ hoại tử và không được khuyến khích. Việc nhận diện và tránh xa các khu vực có nguy cơ gặp rắn, cũng như biết cách ứng phó khi bị cắn, rất quan trọng để bảo vệ bản thân và giảm thiểu tổn thương.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.