Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bỏng độ 2: Phân loại, cách chăm sóc và phục hồi sau thương tổn

Ngày 06/07/2024
Kích thước chữ

Bỏng độ 2 còn được biết đến với tên gọi là bỏng một phần. Phạm vi ảnh hưởng vượt xa khỏi lớp biểu bì và thường phát sinh bóng nước, gây nhiều khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân.

Bỏng thường được phân loại theo mức độ tổn thương. Vậy so với các cấp độ khác thì bỏng độ 2 được nhận diện thông qua những dấu hiệu đặc biệt nào?

Bỏng là gì?

Bỏng là tình trạng tổn thương da do tiếp xúc với nhiệt độ cao, hóa chất độc hại, dòng điện hoặc bức xạ mặt trời.

Nóng rát, phỏng rộp là các triệu chứng thường gặp khi bị bỏng. Không chỉ gây tổn thương tại chỗ, bỏng còn hủy hoại, làm chết tế bào da. Thời gian lành thương có thể dao động từ một tuần đến vài tháng, tùy vào mức độ, diện tích và cách sơ cứu bỏng khi tình huống xảy ra.

Trong thời gian đầu, tổn thương bỏng sẽ kích thích quá trình giải phóng hóa chất trung gian khiến tính thấm của thành mạch thay đổi và gây thoát huyết tương. Hệ quả là làm phát sinh những mụn nước trên bề mặt vết bỏng. Không chỉ xuất hiện tại vùng da bỏng mà da lành ở khu vực lân cận cũng có thể hình thành bóng nước.

Bỏng độ 2: Phân loại, cách chăm sóc và phục hồi sau thương tổn 1
Vết bỏng nước sôi thường nổi bóng nước

Thông thường bóng nước sẽ đạt kích thước lớn nhất sau 8 - 12 giờ và trong vòng 1 - 3 ngày sẽ trở lại trạng thái bình thường. Với những tổn thương trên diện rộng, lượng huyết tương mất đi là cực lớn nên thể tích tuần hoàn giảm sút trầm trọng (mất nước, sốc bỏng). Cùng với đó, cung lượng tim cũng hạ đột ngột, máu cô đặc, hồng cầu suy giảm chức năng và rất dễ dẫn đến suy thận cấp nếu không can thiệp kịp thời.

Do chức năng tuần hoàn bị suy thoái trầm trọng nên bệnh nhân bỏng thường bị ảnh hưởng thần kinh với các biểu hiện như lơ mơ, hôn mê, rối loạn tri giác, kích thích vật vã,... Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng cũng rất dễ xảy ra ở những ca bỏng nghiêm trọng.

Một trong những biến chứng đáng ngại nhất của bỏng da là tình trạng hoại tử. Nguyên nhân chủ yếu do tác nhân gây hại phá hủy mô và tế bào, gây tắc mạch máu dẫn đến da và khiến các tế bào bị tổn thương do không tiếp nhận được dưỡng chất từ hệ tuần hoàn.

Phân loại bỏng độ 2

Như đã nhắc qua ở phần đầu bài viết, bỏng độ 2 còn có tên là bỏng một phần (phạm vi hẹp). Dựa vào độ sâu của vùng da bị tổn thương, vấn đề sức khỏe này được phân loại như sau:

  • Tổn thương nằm nông trên mặt da: Chỉ liên quan đến 2 lớp là bì và thượng bì, không xâm nhập quá sâu. Tác nhân gây ra thường là các vật có nền nhiệt cao hoặc nước nóng. Khi ấn lên vùng bỏng, vùng da bao quanh sẽ chuyển sắc trắng. Nếu ban thả ra thì khu vực này nhanh chóng chuyển sắc đỏ. Vết bỏng thường có độ ẩm cao, gây đau đớn, sưng trong vài ngày và thường đi kèm các bóng nước.
  • Tổn thương da sâu: Vết bỏng tác động tới tầng da sâu, bề mặt tổn thương bao gồm cả vùng đỏ và trắng. “Thủ phạm” thường là dầu chiên, mỡ nóng, đồ ăn dạng lỏng vừa quay lò vi sóng. Loại tổn thương này gây đau không đáng kể nhưng da người bệnh sẽ hơi có áp lực nén. Bề mặt lốm đốm, chuyển dần sang màu trắng khi tì tay vào. Vết thương khô, rất hiếm khi phỏng rộp nhưng có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng.
Bỏng độ 2: Phân loại, cách chăm sóc và phục hồi sau thương tổn 4
Một trường hợp bỏng độ 2

Để điều trị hiệu quả bỏng độ 2, bạn cần phải phân loại tốt và xác định chuẩn độ sâu của vết bỏng. Đặc biệt không thể bỏ qua thể trạng và độ tuổi của người bệnh. Nguyên tắc “cầm trịch” là theo dõi sát sao, can thiệp ngay nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng để giảm thiểu những hệ lụy về sau.

Cách chăm sóc, điều trị vết bỏng độ 2

Khi chăm sóc, điều trị vết bỏng độ 2, bạn cần lưu tâm đến những công đoạn đặc biệt sau:

Làm dịu vết bỏng đúng cách

  • Ngay khi bị bỏng, tổn thương cần được rửa qua nước sạch và mát cho đến khi giảm hẳn cảm giác đau. Nước mát sẽ làm dịu da, giữ ổn định tâm lý của người bị bỏng. Đặc biệt thành phần này còn giúp vết bỏng không diễn tiến theo chiều hướng nặng hơn.
  • Thấm khô khu vực thương tổn bằng khăn mềm và sạch sau khi làm dịu bằng nước mát trong 1 - 3 giờ. Chú ý, trong trường hợp này tuyệt đối không dùng nước đá hay đá viên để chườm vì những tác nhân trên có thể làm tổn thương mô da.
  • Nếu đeo đồ trang sức hoặc mặc quần áo phủ kín vết bỏng thì nên tháo gỡ hoặc thay ngay để hạn chế ma sát và giúp vết bỏng thông thoáng, nhanh lành thương.

Làm sạch tổn thương bỏng

  • Để vệ sinh vùng thương tổn, trước tiên bạn cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn. Sau đó nên đeo thêm một lớp găng y tế để bảo đảm độ vô trùng.
  • Khi rửa, bạn có thể dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9% để vỗ nhẹ. Tuyệt đối không để bóng nước bị vỡ khi tiến hành thao tác này. Sau đó dùng gạc thấm sạch nước, không bôi thoa bất cứ sản phẩm nào lên bề mặt vết bỏng.
Bỏng độ 2: Phân loại, cách chăm sóc và phục hồi sau thương tổn 2
Vệ sinh vết bỏng sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng

Băng cố định vết bỏng

  • Nếu bóng nước vẫn còn phình to, chứa đầy dịch thì bạn không nên thực hiện thao tác này để giảm thiểu ma sát lên vùng tổn thương (dễ gây vỡ bóng nước). Tuy nhiên cần tránh xa các yếu tố nguy cơ như vi khuẩn, chất bẩn, sự cọ xát với quần áo và đồ tư trang.
  • Khi bóng nước đã vỡ hoặc xẹp lại thì băng cố định là yêu cầu bắt buộc để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Thay mới băng theo chu kỳ 2 lần mỗi ngày, cách đều sáng tối. Thông thường do huyết tương chảy ra và khô lại nên băng, gạc sẽ dính vào vết thương. Do đó bạn có thể dùng loại chống dính hoặc ngâm chút nước ấm để việc thay băng diễn ra dễ dàng hơn.
  • Khi băng vết bỏng, không được siết tay quá mạnh, cần để vết thương có độ thông thoáng vừa phải để tránh gây hấp hơi và khiến vết bỏng khó lành hơn.
  • Khi vết thương nằm ở tứ chi thì không băng vòng quanh và lặp lại nhiều lần vì điều này sẽ cản trở lưu thông máu, rất dễ gây sưng phù và làm chậm tiến trình lành thương.
  • Nâng cao phần tay/chân bị phồng rộp, sưng tấy trong 1 - 2 ngày đầu. Cách làm này sẽ giúp giảm sưng cực hiệu quả.
Bỏng độ 2: Phân loại, cách chăm sóc và phục hồi sau thương tổn 3
Băng bó vết bỏng đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình lành thương và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm

Bên cạnh việc băng bó thì uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cũng là điều không nên xem nhẹ khi bạn bị bỏng ở cấp độ hai. Chú ý tái khám đúng hẹn hoặc bất cứ khi nào thấy vết bỏng tiến triển bất thường.

Trên đây là những thông tin quan trọng và đầy đủ nhất về bỏng nói chung và bỏng độ 2 nói riêng. Sau cùng, chúc bạn tìm thấy những nội dung hữu ích trong bài viết và xin chân thành cảm ơn vì đã đồng hành cùng Hệ thống phân phối thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.