Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạ canxi máu thường không có triệu chứng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Người mắc bệnh này sẽ được chỉ định điều trị theo phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế khuyến cáo.
Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu hạ thấp xuống dưới giới hạn cho phép. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gây ra các triệu chứng tê tay chân, chóng mặt, co giật… Người mắc bệnh này thường được chỉ định điều trị dựa theo phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế khuyến cáo.
Hạ canxi máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là những người bị suy tuyến cận giáp, người thiếu vitamin D hoặc bị các bệnh về thận. Bên cạnh đó, những người bệnh ốm nặng làm rối loạn hấp thu, gây giảm albumin huyết tương có nguy cơ bị hạ canxi máu.
Ngoài ra, hạ canxi máu còn do một vài nguyên nhân khác như: Thiếu magnesium, thiếu magnesi, giảm protein trong máu, ruột không hấp thụ được canxi, hàm lượng phosphate trong máu cao… Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân hạ canxi máu ở người bệnh.
Hạ canxi máu là bệnh không có nhiều triệu chứng rõ ràng, do đó nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng hạ canxi máu nếu kéo dài có thể sẽ dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ, động kinh, ảo giác…
Bệnh hạ canxi máu có thể được nghi ngờ ở những bệnh nhân có chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Mặt khác, có thể kiểm tra ở những người bệnh bị khô da và vẩy; móng dễ gãy; tóc thô; co thắt thanh quản, thở rít…
Một số bệnh nhân bị hạ canxi máu cấp thường có biểu hiện co giật toàn thân, nồng độ canxi giảm dưới 7mg/dL. Khi nghi ngờ và phát hiện tình trạng bệnh, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời theo phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế khuyến cáo.
Việc điều trị hạ canxi máu còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hạ canxi máu thường là kết quả của một quá trình bệnh lý khác, do đó việc xác định nguyên nhân và xử lý sớm là rất quan trọng.
Trước khi thực hiện phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh nhân cần được chẩn đoán bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Để chẩn đoán bệnh hạ canxi máu, bác sĩ thường ước tính hoặc định lượng canxi ion hóa hoặc thực hiện các xét nghiệm bổ sung.
Ước tính và định lượng canxi ion hóa như thế nào?
Hạ canxi máu được chẩn đoán bằng nồng độ canxi huyết thanh <8,8 mg/dL (<2,2 mmol/L). Trường hợp protein thấp trong huyết tương làm giảm canxi toàn phần trong huyết thanh nhưng không bị ion hóa, thì cần dựa trên nồng độ albumin để ước tính nồng độ canxi hóa.
Khi nghi ngờ canxi ion hóa, dù canxi huyết thanh bình thường vẫn cần định lượng trực tiếp. Nồng độ canxi hóa trong huyết thanh thấp thường nằm ở mức <4,7 mg/dL (<1,17 mmol/L). Đồng thời, bệnh nhân cần phải được đo chức năng thận để tìm hiểu nguyên nhân.
Thực hiện các xét nghiệm bổ sung
Trường hợp bệnh nhân hạ canxi máu không có nguyên nhân rõ ràng, cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung. Các xét nghiệm với nồng độ huyết thanh của magie, phosphate, hormone tuyến cận giáp, phosphate kiềm, nồng độ vitamin D… Đồng thời định lượng nồng độ phosphate và cAMP trong nước tiểu khi nghi ngờ giả suy tuyến cận giáp.
Nồng độ PTH cần được định lượng bằng xét nghiệm phân tử nguyên vẹn. Nồng độ PTH thấp hoặc giới hạn thấp cho thấy nguyên nhân của bệnh là do suy tuyến cận giáp. Nồng độ PTH cao cho thấy nguyên nhân có thể là do bệnh giả suy tuyến cận giáp hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D. Nếu không thể phát hiện nồng độ PTH cho thấy nguyên nhân là suy tuyến cận giáp vô căn.
Người bị hạ canxi máu cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng, do đó cần phải kiểm tra canxi ion hóa và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khác. Theo phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế, người bị hạ canxi máu cấp thường phải điều trị hỗ trợ. Người bệnh sẽ được bù dịch qua đường tĩnh mạch, thở oxy và theo dõi trước khi chỉ định điều trị bệnh.
Tiêm canxi đường tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu có triệu chứng hoặc kèm theo rối loạn nhịp tim. Trong 5 - 10 phút có thể tuyền 10mL canxi gluconat + 10mL canxi clorua pha trong 50 - 100mL dextrose. LIều lượng này có tác dụng làm tăng mức độ ion hóa lên 0,5 - 1,5 mmol và kéo dài trong khoảng 1 - 2 giờ.
Lưu ý:
Đối với bệnh nhân hạ canxi máu mãn tính, phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Hạ canxi máu là sẽ gây nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị bệnh kịp thời. Bài viết trên là những thông tin về bệnh hạ canxi máu và phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế khuyến cáo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.