Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Suy cận giáp

Suy cận giáp: Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh suy cận giáp không thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Người bình thường có bốn tuyến cận giáp, nằm ngay sát phía mặt sau tuyến giáp, được chia thành 2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới. Ở người trưởng thành tuyến cận giáp gồm 2 loại tế bào: Tế bào chính và tế bào ưa oxy. Thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến cận giáp là tế bào chính, chúng bài tiết hormon PTH – đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ ion calci máu. Suy cận giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến cận giáp (PTH), có thể gây ra giảm nồng độ canxi và tăng nồng độ photpho trong cơ thể.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy cận giáp

Suy cận giáp là gì?

Suy cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp tiết ra quá ít hormon PTH dẫn đến giảm calci máu và tăng phospho máu, gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến hệ thần kinh, xương và cơ.

Triệu chứng suy cận giáp

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy cận giáp

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây giúp nhận biết bệnh suy cận giáp:

  • Cảm giác tê các đầu ngón tay, môi và lưỡi;
  • Yếu cơ, đau cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt;
  • Co rút cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu nếu co thắt thanh quản;
  • Đau bụng dữ dội khi có kinh nguyệt (đau bụng kinh);
  • Lông mày thưa và rụng tóc từng mảng;
  • Móng tay dễ bị biến dạng và gãy;
  • Da khô;
  • Đau đầu, mệt mỏi;
  • Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu động kinh.
  • Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ hạ calci máu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc suy cận giáp

Bệnh nhân bị suy cận giáp thường biểu hiện hạ calci máu và tăng phospho máu. Suy cận giáp gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, chức năng các hệ cơ quan khác. Tuy nhiên, đa số sẽ được cải thiện nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cơn tetani, người bệnh có cảm giác tê tay, chân, môi và lưỡi. Sau đó, co quắp các ngón tay co quắp, có thể kéo dài và rất đau. Thường kèm theo co giật các cơ ở thanh quản và vùng mặt, nghe có tiếng rít thanh quản và đôi khi gây khó thở dữ dội;

Mất ý thức, co giật kiểu động kinh;

Dị hình răng (răng sún), loãng xương;

Rối loạn nhịp tim và ngất;

Ngoài ra, còn có một số biến chứng khác: Tăng trưởng chậm ở trẻ, trí tuệ kém phát triển, đục thủy tinh thể, tích tụ canxi ở não,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân suy cận giáp

Nguyên nhân dẫn đến suy cận giáp

Suy cận giáp di truyền: Trẻ sinh ra không có tuyến cận giáp hoặc có những hoạt động kém. Triệu chứng của suy cận giáp xuất hiện trước năm 10 tuổi, thường gặp nhất khi trẻ 2 tuổi.

Suy cận giáp mắc phải: Thường xuất hiện sau khi phẫu thuật tuyến cận giáp hoặc tuyến cận giáp bị chấn thương.

Bệnh tự miễn: Cơ thể sinh ra kháng thể tấn công và loại bỏ tuyến cận giáp, dần dần suy cận giáp sẽ xuất hiện.

Điều trị ung thư bằng tia xạ ở vùng mặt và vùng cổ: Phá hủy tuyến cận giáp.

Hàm lượng magie trong máu thấp: Chức năng của tuyến cận giáp bị ảnh hưởng nên không tiết đủ hormone cần thiết.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy cận giáp

Tuyến cận giáp nằm ở đâu?

Tuyến cận giáp là một phần của hệ thống nội tiết, gồm bốn tuyến nhỏ đặt phía sau tuyến giáp, có chức năng điều chỉnh mức canxi trong cơ thể. Vị trí nằm ở vùng cổ, tuyến cận giáp liên tục theo dõi và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu.

Xem thêm thông tin: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tuyen-can-giap-la-gi-nhung-chuc-nang-quan-trong-cua-tuyen-can-giap.html

Phẫu thuật tuyến giáp có phải là nguyên nhân chính gây suy cận giáp không?

Suy tuyến cận giáp liên quan như thế nào đến hạ canxi máu?

Việc tiêm hormone tuyến cận giáp lâu dài có gây nguy hiểm không?

Suy cận giáp có gây biến chứng trên thận không?

Hỏi đáp (0 bình luận)