Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hạ đường huyết uống nước đường có tốt hay không?

Ngày 25/07/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong dân gian có ý kiến cho rằng “hạ đường huyết uống nước đường” là phù hợp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì điều này có đúng không?

Trong dân gian có ý kiến cho rằng “hạ đường huyết uống nước đường” là phù hợp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì điều này có đúng không?

1. Hạ đường huyết là bệnh gì?

Hạ đường huyết có tên tiếng Anh là Hypoglycemia, là một tình trạng đặc trưng bởi sự thấp bất thường của lượng đường (glucose) trong máu, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng điển hình như mệt mỏi, đánh trống ngực, da nhợt nhạt, run chân tay, cảm giác đói, đổ mồ hôi, khó nói, rối loạn, mất ý thức, động kinh… Các xét nghiệm lâm sàng cho thấy người bệnh bị hiện tượng hạ đường huyết khi đường trong huyết tương máu nhỏ hơn 0,5g/l hoặc 2,8mmol/l.

Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu: Bạn đang dùng thuốc trị tiểu đường nhưng không ăn uống đúng giờ; bạn đang dùng insulin hoặc các thuốc sản sinh insulin; bạn đang bị bệnh hoặc rối loạn sức khỏe do không ăn uống tốt; có sự tương tác thuốc gây hạ đường huyết.

Hạ đường huyết uống nước đường có tốt hay không 1Hạ đường huyết khiến bạn mệt mỏi.

2. Hạ đường huyết uống nước đường có tốt không?

Đối với vấn đề hạ đường huyết uống nước đường có tốt hay không, các chuyên gia y tế cho biết bạn hoàn toàn có thể nhấm nhấp một cốc nước đường nhằm giúp đường huyết trở về mức ổn định.

Hạ đường huyết uống nước đường có tốt hay không 2Hạ đường huyết uống nước đường là một quan niệm đúng đắn.

3. Xử trí khi hạ đường huyết

Khi bị hạ đường huyết, nguyên tắc điều trị là vừa nhanh chóng nâng đường huyết lên mức bình thường, đồng thời tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài cách uống nước đường để cân bằng lại đường huyết, bạn có thể dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà trong trường hợp hạ đường huyết nhẹ.

Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng, bệnh nhân cần được tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 - 30% (40 - 60ml), có thể nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10 - 15%. Tiêm glucose vào tĩnh mạch cũng là một cách kiểm tra có giá trị chẩn đoán lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Ngoài ra cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại biến chứng hạ đường huyết gì. Nếu không đỡ, ngay lập tức phải đến các cơ sở y tế để điều trị.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống để điều trị bệnh hiệu quả. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác. Trong trường hợp bạn nghi ngờ thuốc trị tiểu đường khiến đường huyết giảm, bạn hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.
  • Cần có chế độ tập luyện phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khỏe. Cần tập thể dục đúng thời điểm, nên tập sau bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng.
  • Kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên và đều đặn tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà và theo dõi các kết quả.

Chỉ cần thay đổi một số thói quen trong lối sống của mình, bạn đã có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh hạ đường huyết cho bản thân rồi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, hạ đường huyết có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Hạ đường huyết uống nước đường có tốt hay không 3Kiểm tra đường huyết thường xuyên để phòng ngừa hạ đường huyết.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm