Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hậu quả tiêm filler và những lưu ý cần biết trước khi tiêm filler

Ngày 22/07/2024
Kích thước chữ

Với quy trình nhanh chóng, kết quả ngay lập tức và hiệu quả duy trì lâu dài, tiêm filler đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều người. Tuy nhiên, có một số hậu quả tiêm filler chị em nên lưu ý trước khi quyết định thực hiện.

Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật để cải thiện các dấu hiệu lão hóa và khuyết điểm trên khuôn mặt. Tuy nhiên, hậu quả tiêm filler có thể biểu hiện từ nhẹ tới nặng nếu người thực hiện không thực hiện các lưu ý an toàn kỹ thuật. Việc lựa chọn loại chất làm đầy phù hợp và thực hiện tại cơ sở uy tín với bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất.

Tổng quan về kỹ thuật tiêm filler

Tiêm filler là một thủ thuật thẩm mỹ đang ngày càng trở nên phổ biến, nhờ vào khả năng cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu lão hóa, khuyết điểm trên khuôn mặt. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đưa chất làm đầy vào các vùng da cần điều trị, nhằm xóa nếp nhăn, giảm các dấu hiệu lão hóa và mang lại vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn.

Quy trình tiêm filler thường diễn ra nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Thủ thuật này không yêu cầu phẫu thuật, giúp giảm thiểu thời gian phục hồi cho khách hàng. Sau khi tiêm, khách hàng có thể nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Kết quả của tiêm filler thường duy trì từ 12 đến 18 tháng, tùy thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng và vị trí tiêm.

Hậu quả tiêm filler và những lưu ý an toàn chị em nên biết trước khi tiêm filler 1
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho người thực hiện tiêm filler

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chất làm đầy được sử dụng trong tiêm filler, mỗi loại có đặc điểm riêng như Axit hyaluronic (HA), Canxi hydroxylapatite (CaHA), Poly-L-lactic acid (PLLA), Polymethylmethacrylate (PMMA).

Tiêm filler giúp cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt, làm giảm các dấu hiệu lão hóa. Các ứng dụng phổ biến bao gồm:

  • Xóa nếp nhăn: Tiêm filler giúp làm mờ các nếp nhăn trên trán, rãnh cười và các khu vực khác của khuôn mặt.
  • Cải thiện khuyết điểm: Filler có thể được sử dụng để điều chỉnh hình dáng khuôn mặt, cải thiện các vùng trũng, làm đầy các vùng da chảy xệ.
  • Mang lại vẻ ngoài trẻ trung: Nhờ khả năng cải thiện độ đàn hồi, tăng cường độ ẩm của da, tiêm filler giúp khuôn mặt trông trẻ trung và tươi tắn hơn.
Hậu quả tiêm filler và những lưu ý an toàn chị em nên biết trước khi tiêm filler 2
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất làm đầy

Tính an toàn của thủ thuật tiêm filler

Tiêm filler đã trở thành một phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhờ vào hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện vẻ ngoài và giảm dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, cũng như với bất kỳ thủ thuật thẩm mỹ nào, tính an toàn của tiêm filler phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nơi thực hiện, tay nghề của bác sĩ và chất lượng của filler.

Tiêm filler nên được thực hiện tại các bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín, nơi có trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn an toàn. Cơ sở thẩm mỹ uy tín thường có quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo các điều kiện vệ sinh, vô trùng.

Bác sĩ thực hiện tiêm filler cần có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ. Bác sĩ giỏi sẽ biết cách xác định đúng liều lượng, kỹ thuật tiêm chính xác, xử lý các tình huống khẩn cấp nếu xảy ra sự cố.

Chất làm đầy sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng. Sử dụng filler từ nguồn gốc không rõ ràng có thể dẫn đến các vấn đề về an toàn như nhiễm trùng hoặc phản ứng phụ nghiêm trọng.

FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã đưa ra một số khuyến cáo quan trọng liên quan đến tiêm filler để đảm bảo an toàn cho người sử dụng:

  • Tránh tiêm ở các khu vực không phù hợp: FDA khuyến cáo không nên tiêm filler vào các khu vực như ngực, mông hoặc các khoảng trống giữa các cơ nhằm tạo đường nét. Tiêm filler ở những vùng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sẹo, nhiễm trùng, và thậm chí tử vong. Những khu vực này không phải là nơi được chỉ định cho việc tiêm filler và có nguy cơ cao hơn về các phản ứng phụ không mong muốn.
  • Không sử dụng thiết bị tiêm không phù hợp: FDA cảnh báo không nên dùng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm để đưa chất làm đầy vào da. Các thiết bị này thường có áp suất cao, khó kiểm soát có thể gây ra vết thương nghiêm trọng, tổn thương vĩnh viễn cho da, môi và mắt. Sử dụng thiết bị không phù hợp làm tăng nguy cơ các biến chứng và tác dụng phụ.
  • Tránh mua filler không rõ nguồn gốc: FDA khuyến cáo không tự ý mua hay sử dụng các loại filler không được kiểm định chất lượng. Các sản phẩm filler tràn lan trên thị trường không rõ nguồn gốc có thể chứa virus gây bệnh hoặc hóa chất độc hại, gây nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho người sử dụng.

Tiêm filler có thể an toàn nếu được thực hiện đúng cách và bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Khách hàng nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và chất làm đầy có nguồn gốc rõ ràng.

Hậu quả tiêm filler và những lưu ý an toàn chị em nên biết trước khi tiêm filler 3
Cần sử dụng dụng cụ phù hợp với vị trí tiêm filler

Những hậu quả tiêm filler

Filler chủ yếu chứa các thành phần như Hyaluronic Acid (HA), một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể, giúp cho phương pháp này ít biến chứng và an toàn cho hầu hết người dùng. Tuy nhiên, việc tiêm filler không hoàn toàn miễn nhiễm với các tác dụng phụ, biến chứng bao gồm:

  • Ngứa: Ngứa là một phản ứng phổ biến như một hậu quả tiêm filler. Cảm giác ngứa có thể xuất hiện do cơ thể đang điều chỉnh và phản ứng với chất làm đầy. Đây thường là phản ứng nhẹ, sẽ giảm dần sau một thời gian ngắn.
  • Bầm tím: Bầm tím tại vị trí tiêm là hiện tượng thường thấy, đặc biệt khi kim tiêm chạm vào các mạch máu nhỏ dưới da. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu nhưng thường sẽ tự khỏi trong vài ngày.
  • Sưng: Sưng là một phản ứng bình thường sau khi tiêm filler. Sưng thường xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ sau thủ thuật, thường giảm dần trong một vài ngày tiếp theo.
  • Nhiễm trùng: Mặc dù nguy cơ nhiễm trùng khá thấp nhưng không thể loại trừ hoàn toàn. Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu các điều kiện vệ sinh không được đảm bảo trong quá trình thực hiện tiêm filler.
  • Sẹo: Sẹo có thể là hậu quả tiêm filler nếu việc tiêm filler không được thực hiện đúng cách hoặc nếu da phản ứng quá mức với thủ thuật. Tuy nhiên, sẹo thường là nhỏ, mờ dần theo thời gian.
  • Áp xe: Áp xe là tình trạng nghiêm trọng hơn, xảy ra khi có sự tích tụ mủ tại vị trí tiêm. Điều này có thể do nhiễm trùng không được điều trị kịp thời.
  • U hạt: Một số người có thể phản ứng với filler như là một vật thể lạ xâm nhập, dẫn đến việc hình thành u hạt. Đây là các cục nhỏ cứng dưới da có thể cần điều trị y tế.
Hậu quả tiêm filler và những lưu ý an toàn chị em nên biết trước khi tiêm filler 4
Một trong những hậu quả của tiêm filler là u hạt

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về hậu quả tiêm filler cũng như những biện pháp giúp đảm bảo an toàn cho người thực hiện kỹ thuật này. Tính an toàn của thủ thuật tiêm filler phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như cơ sở thực hiện, trình độ của bác sĩ và chất lượng của filler. Tuân thủ các khuyến cáo từ FDA và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín là những bước quan trọng để đảm bảo rằng tiêm filler không chỉ hiệu quả mà còn an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin