Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hiện tượng tay chân miệng và những điều bạn cần biết

Ngày 29/08/2017
Kích thước chữ

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là căn bệnh khá nguy hiểm, bởi tốc độ lây lan nhanh và các biến chứng khá nghiêm trọng nếu không phát

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là căn bệnh khá nguy hiểm, bởi tốc độ lây lan nhanh và các biến chứng khá nghiêm trọng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Ở nước ta hiện tượng tay chân miệng thường bùng phát mạnh nhất vào những tháng giao mùa, mùa hè và mùa tựu trường, cụ thể là tháng 9 và tháng 10. Để các bạn có thêm những hiểu biết tường tận và chính xác nhất về căn bệnh truyền nhiễm này, mời bạn cùng tham khảo tiếp những thông tin bên dưới.

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

hiện tượng tay chân miệng-01
Các nốt ban đỏ cũng có thể là “lời cảnh báo” cho hiện tượng tay chân miệng

Không giống như các căn bệnh khác các trẻ bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng phải sau 3-7 ngày mới có dấu hiệu phát bệnh, các dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ thường không diễn ra đồng loạt mà theo một trình tự, từng mốc thời gian nhất định. Cụ thể:

+Trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi kèm theo biếng ăn, đau họng, thậm chí một số bé còn có triệu chứng tiêu chảy. Đây được xem là giai đoạn khởi phát của hiện tượng tay chân miệng, giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 1-2 ngày.

+ Sau 1-2 ngày khởi phát các bé sẽ phải đối mặt với những triệu chứng toàn phát của bệnh: các bé sẽ bị loét miệng, phát ban trên người, các nốt ban này thường có màu đỏ và tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối… Trong một số trường hợp trẻ còn có biểu hiện sốt cao và kèm theo nôn ói… Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng từ 3-10 ngày. Đây là giai đoạn tương đối khó khăn với bé, cảm giác đau rát miệng sẽ khiến bé quấy khóc, biếng ăn nên các mẹ cần kiên nhẫn và linh hoạt trong cách xử lý để giúp bé cảm thấy thoải mái nhất và mau điều trị hết bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng 

Hiện tượng bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu không được phát hiện, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, khi phát hiện bé bị nhiễm bệnh các bạn tuyệt đối không được chủ quan, tốt nhất nên đưa trẻ đến  bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị và cách chăm sóc phù hợp.

Điều trị và phòng ngừa bệnh chân tay miệng cho trẻ

Như đã trình bày bệnh chân tay miệng là căn bệnh khá nguy hiểm nên các bạn cần đặc biệt chú ý trong việc điều trị và chăm sóc cho bé. Các bạn nên tuyệt đối tuân thủ đúng các quy định về dùng thuốc cũng như chăm sóc của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý hoặc lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc vitamin cho trẻ.

hiện tượng tay chân miệng-02
Nên tăng cường bổ sung cho bé các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng

Đối với vấn đề dinh dưỡng bạn cũng nên tăng cường bổ sung cho bé các thực phẩm giàu vitamin C như: nước cam, chanh… để tăng cường sức đề kháng. Các loại thực phẩm giàu vitamin A và thực phẩm giàu kẽm như: hàu, ngao, lòng đỏ trứng… cũng nên thêm vào thực đơn của bé  nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé nhanh hồi phục. Các bạn cũng cần chú ý không cho bé ăn các đồ ăn cứng hoặc cay nóng bởi lúc này miệng của bé đang có những vết loét.

Ngoài ra, để tránh lây nhiễm mẹ cũng nên cho bé nghỉ học, hạn chế đến nơi đông người, không cho bé tiếp xúc gần với trẻ khác, các đồ dùng ăn uông và đồ chơi của bé cần được rửa sạch và sát khuẩn an toàn.

Một số thông tin cần biết về hiện tượng tay chân miệng ở trẻ em hiện nay. Mong rằng đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích giúp các bạn chăm sóc và bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây bệnh chân tay miệng .

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tay chân miệng