Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bàng quang thần kinh là hiện tượng bàng quang mất đi chức năng do tổn thương một phần của hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được thông tin về căn bệnh này. Hiểu đúng về hội chứng bàng quang thần kinh sẽ giúp người bệnh nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt.
Là một tạng hình cầu rỗng, bàng quang có chức năng lưu trữ và tống xuất nước tiểu. Bất kể tình trạng làm suy yếu bàng quang và đường ra của bàng quang nào đều có thể dẫn đến bàng quang thần kinh.
Thông thường, chu kỳ tiểu tiện của mỗi người sẽ bao gồm lưu giữ và tống xuất theo cách phối hợp và kiểm soát. Bàng quang sẽ chứa nước tiểu với áp suất ở mức thấp. Khi hai loại cơ giãn cùng nhau kết hợp với khả năng đàn hồi của thành bàng quang sẽ kích hoạt cơ quan này giãn ra dưới áp suất thấp đó. Đồng thời, các cơ sẽ thắt lại vừa đủ để ngăn chặn, không cho rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài.
Hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi sẽ điều chỉnh hoạt động phối hợp này tại bàng quang. Khi có tín hiệu muốn đi tiểu được truyền từ não bộ, các cơ vòng giãn ra và bàng quang sẽ tiến hành xuất nước tiểu. Hoạt động này xảy ra vấn đề bất thường sẽ dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang.
Bàng quang thần kinh là thuật ngữ dùng để chỉ hội chứng gây mất chức năng của bàng quang do một phần của hệ thống thần kinh tổn thương (không được hình thành từ bàng quang hay hệ thống niệu đạo). Bệnh có thể khiến cho bàng quang hoạt động kém, không thể co lại để tống xuất hoàn toàn nước tiểu ra ngoài. Trong trường hợp ngược lại, bàng quang sẽ hoạt động quá mức, thường xuyên co lại và không còn khả năng phối hợp với các cơ co thắt bàng quang.
Theo thống kê các tổ chức y khoa thế giới đưa ra, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hội chứng bàng quang thần kinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang thần kinh bao gồm các dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng cho tủy sống cũng như chức năng của bàng quang. Có thể kể đến như:
Người mắc hội chứng bàng quang thần kinh thường không còn khả năng kiểm soát việc tiểu tiện hay còn gọi là tình trạng tiểu không tự chủ. Các triệu chứng bàng quang thần kinh dễ nhận biết nhất là:
Khi cơ bàng quang giãn để lưu trữ nước tiểu mà mất khả năng giãn cơ vòng niệu đạo hoặc không còn có thể phối hợp với sự thả lỏng của cơ thắt niệu đạo sẽ gia tăng áp lực bàng quang. Tình trạng này đồng nghĩa với việc nguy cơ viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn đường tiểu và tổn thương thận tăng cao. Ngoài ra, người bệnh bàng quang thần kinh cũng có khả năng mắc sỏi niệu quản.
Một số kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bàng quang thần kinh bao gồm:
Phương pháp trị liệu bàng quang thần kinh gồm:
Liệu pháp tâm lý
Việc kết hợp sức mạnh ý chí và việc tập thể dục có thể làm giảm sự hoạt động quá mức của bàng quang. Người bệnh sẽ được hướng dẫn ghi nhật ký “bài tiết” để nắm rõ về thời gian, lượng chất lỏng nạp vào cũng như số lần tiểu tiện. Từ đó có thể xác định thời gian chuẩn bị đi tiểu.
Bên cạnh đó, bài tập Kegel cũng trở thành một phần của liệu pháp nhằm mục đích tăng cường vận động cơ sàn chậu.
Liệu pháp điện kích thích
Với phương pháp này, các điện cực sẽ được đặt gần dây thần kinh để gây ra các kích thích tương tự những xung điện sẽ được dẫn truyền bởi dây thần kinh thông thường nếu chúng không bị tổn thương. Khi đó, não bộ sẽ dẫn truyền tín hiệu cần làm trống bàng quang để người bệnh có thể đi tiểu.
Dùng thuốc điều trị
Bàng quang thần kinh không có thuốc đặc trị nhưng vẫn có một số loại thuốc có khả năng tăng cường hoặc làm giảm các cơn co thắt cơ bắp. Từ đó, hỗ trợ làm trống bàng quang một cách thích hợp.
Phẫu thuật
Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chèn vào niệu đạo một cơ vòng nhân tạo để ngăn chặn việc nước tiểu rò rỉ. Thiết bị này có thể dùng tay giải phóng nước tiểu để làm rỗng bàng quang. Bên cạnh đó còn có tiểu phẫu tạo hình bàng quang. Tùy tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất để điều trị bàng quang thần kinh.
Đặt ống thông
Bác sĩ điều trị có thể chỉ định đặt ống thông nhằm đảm bảo làm trống bàng quang hoàn toàn. Người bệnh sẽ được kê đơn liều thấp thuốc kháng sinh để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ tổn thương thần kinh có thể phải kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị.
Bàng quang thần kinh là hội chứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong đó phải kể đến sự khó chịu, bất tiện do rối loạn tiểu tiện gây ra. Để xác định đúng tình trạng bệnh và điều trị dứt điểm bàng quang thần kinh, sớm trở lại cuộc sống bình thường, bệnh nhân nên đi thăm khám tại các bệnh viện có uy tín. Đồng thời, cần chủ động kiểm soát để làm giảm nguy cơ tổn hại cho bàng quang và thận.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.