Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ngày 21/12/2022
Kích thước chữ

Hiện nay tỷ lệ mắc HIV tăng lên khá lớn. Thông thường người bị nhiễm HIV có thể không có triệu chứng gì trong những năm đầu, tuy nhiên họ vẫn có thể lây nhiễm HIV cho người khác. Vậy HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhất là vấn đề biểu hiện của sức khỏe.

HIV là gì? HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Để giải đáp một số thắc mắc liên quan đến bệnh HIV Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ một số thông tin bổ ích ở bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy theo dõi và tìm hiểu thêm nhé!

HIV là gì?

HIV còn được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người khi người bệnh nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). Virus HIV là một loại virus thuộc họ Retroviridae, loại virus này có vật chất di truyền là ARN - sợi dương có áo ngoài, khi vào cơ thể chúng phá vỡ một số tế bào CD4 trong hệ thống miễn dịch của con người. 

Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể virus HIV làm tổn thương hệ miễn dịch của con người, lúc này các bệnh nhiễm trùng khác có cơ hội tấn công làm người bệnh không chống lại được, người bệnh có thể bị chết do những bệnh nhiễm trùng này.

HIV là gì? HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 1 HIV là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở người

Triệu chứng HIV giai đoạn cuối

AIDS là giai đoạn cuối của HIV, AIDS xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn tới hậu quả bị nhiễm trùng cơ hội. Đa số các loại nhiễm trùng này khi ở cơ thể người bình thường sẽ rất khó hoặc hầu như không dễ mắc phải. Tuy nhiên khi nhiễm HIV giai đoạn cuối số lượng tế bào T-CD4 bị giảm một lượng lớn ở dưới 200 tế bào. 

Một số bệnh cơ hội điển hình xảy ra ở người bệnh nhiễm HIV là:

  • Bệnh sarcoma Kaposi: Bệnh ung thư hình thành ở thành mạch máu, loại ung thư này ít gặp ở người bình thường nhưng lại phổ biến ở những người bệnh HIV. Ung thư Kaposi phát triển có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như phổi, nội tạng, đường tiêu hóa…
  • Ung thư hạch: Ung thư này xảy ra bắt đầu từ trong các tế bào bạch cầu. Nhận diện dễ dàng ở chỗ xuất hiện các cục hạch ở nách, cổ hoặc háng. Tuy nhiên những cục hạch này lại không gây đau đớn cho người bệnh.
  • Bệnh zona.
  • Bệnh U lympho không Hodgkin.
  • Bệnh tưa miệng.
  • Bệnh nấm candida ở thực quản, miệng, lưỡi hoặc âm đạo.
  • Bệnh lao: Là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân giai đoạn cuối.
  • Nhiễm độc tố: Toxoplasma là một loại nhiễm trùng có khả năng gây tử vong. Đây là một loại ký sinh trùng ở mèo, khi ký sinh trùng ăn lên não người bệnh sẽ bị động kinh.
  • Bị Viêm màng não do Cryptococcus: Đây là một loại nấm gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Virus Cytomegalovirus: Đây là loại virus herpes có nguồn gốc lây truyền từ các chất dịch của cơ thể như máu, nước bọt, tinh dịch, sữa mẹ, nước tiểu… gây ra tổn thương cho phổi, đường tiêu hóa, mắt và một số cơ quan khác.
HIV là gì? HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 2 Bệnh nấm candida ở thực quản do nhiễm HIV

Một số triệu chứng của HIV giai đoạn cuối thường gặp bao gồm:

  • Cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung vào vấn đề.
  • Nổi ban đỏ kéo dài gây ngứa toàn thân.
  • Bị nhiễm nấm ở hầu họng.
  • Cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng (có thể lớn hơn 10% trọng lượng cơ thể).
  • Ho, sốt, tiêu chảy trong thời gian dài (trên 1 tháng).
  • Khó thở thường xuyên.
  • Sốt kéo dài hơn 10 ngày và lặp đi lặp lại.
  • Dễ đổ mồ hôi trộm.
  • Cơ thể rất dễ bị bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể xuất hiện những đốm trắng dai dẳng hoặc những tổn thương bất thường trong miệng, lưỡi.
HIV là gì? HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 3 Cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, sốt kéo dài do nhiễm HIV

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Khi ở giai đoạn cuối của HIV tức là AIDS, các tế bào Lympho T-CD4 càng ngày càng giảm và lượng virus tăng lên đáng kể. Khi ở giai đoạn đầu HIV thường không có triệu chứng hoặc rất ít, khi HIV tiến triển đến giai đoạn cuối là AIDS, tỷ lệ tử vong của người nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị kịp thời, những người bệnh đến giai đoạn AIDS thường chỉ sống được 3 năm. Trong trường hợp người bệnh mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thời gian sống bị rút ngắn lại chỉ còn 1 năm.

Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi HIV nhưng với sự tiến bộ của y học ngày nay, việc điều trị kéo dài thời gian sống có thể được thực hiện. Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất thuốc, tuổi thọ của những người mắc bệnh AIDS gia tăng đáng kể. Điều trị virus HIV bằng thuốc kết hợp giúp làm giảm sự nhân lên của virus và từng bước xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, những loại thuốc điều trị HIV thường có giá thành cao gây tốn kém trong việc điều trị và có một số tác dụng phụ không mong muốn. Việc dùng thuốc cần phải đều đặn và tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Việc uống thuốc là rất quan trọng và được duy trì cho đến khi số lượng tế bào Lympho T-CD4 vượt qua mức an toàn. Ta không thể xác định được “HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?”. Thông thường thời gian sống của người nhiễm HIV/AIDS phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một số yếu tố tiêu biểu như: Thói quen sinh hoạt, ý chí sống còn hay sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị… 

HIV là gì? HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 4 HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Một số phương pháp làm chậm tiến triển của HIV

Ngay khi phát hiện cơ thể bị nhiễm HIV người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Một trong những phương án hữu hiệu nhất giúp làm chậm quá trình tiến triển của HIV là dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp bảo vệ tế bào CD4 và giữ cho hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại bệnh tật khác.

Ngoài điều trị bằng thuốc kháng sinh người bệnh cũng có thể thực hiện một số cách làm giảm quá trình tiến triển của HIV giai đoạn cuối bao gồm:

  • Xây dựng sự cân bằng trong ăn uống hàng ngày.
  • Thường xuyên tập thể dục và điều độ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, duy trì thần kinh ở mức ổn định, tránh stress.
  • Hạn chế tuyệt đối hoặc không sử dụng các loại thực phẩm, nước uống chứa chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  • Quan hệ tình dục an toàn hoặc hạn chế tối đa việc quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm sang người khác.
  • Khi có những triệu chứng bất thường cần đến gặp và báo cáo với bác sĩ ngay.
  • Trao đổi tình trạng của bản thân với gia đình để nhận được sự chăm sóc tâm lý và sức khỏe từ họ.
  • Tìm kiếm, tham gia những hội nhóm người có cùng hoàn cảnh để dễ dàng trò truyện tâm sự.
  • Điều trị dự phòng: Ở những người không nhiễm HIV hoặc trong trường hợp có nguy cơ nhiễm HIV cao. Những người này có thể điều trị dự phòng phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng phơi sau nhiễm (PEP).

HIV là gì? HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 5 Dùng thuốc kháng sinh để làm chậm tiến triển của HIV

Trên đây là tất cả những thông tin về “HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?” mà nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm