Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ho có đờm kéo dài ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, ho có đờm ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu để các bác sĩ căn chẩn đoán về một số bệnh đường hô hấp nguy hiểm ở trẻ em. Vậy nguyên nhân ho có đờm và cách điều trị như thế nào?
Trẻ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi khiến các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt mùa lạnh là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm họng,... Để biết thêm thông tin chi tiết về việc cải thiện tình trạng ho có đờm kéo dài ở trẻ, các bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Theo các bác sĩ, ho là một phản xạ bình thường của cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân như vi khuẩn, bụi bẩn,… ra khỏi đường thở để giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên ho kéo dài hay ho có đờm sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Tuỳ theo thời gian ho có đờm kéo dài bao lâu mà có chẩn đoán cụ thể như:
Hầu hết các trường hợp ho có đờm đều từ các nguyên nhân đơn giản có thể dễ dàng điều trị dứt điểm. Nhưng vì chủ quan khiến tình trạng bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến biến chứng bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý trẻ có thể mắc phải khi ho có đờm kéo dài.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm lâu ngày là do mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Cơ thể của trẻ không đủ sức đề kháng để bảo vệ cơ thể. Những đứa trẻ mắc có hệ miễn dịch bẩm sinh kém rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh nặng hơn và kéo dài hơn những trẻ bình thường khác.
Tuy là bệnh mãn tính nhưng nếu được điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh của trẻ lên đến 80 - 90%. Khi mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ thường có một số dấu hiệu điển hình như: Trẻ biếng ăn, ít bú sữa mẹ, chậm lớn. Ở trẻ sơ sinh có dây rốn rụng chậm, kéo dài hơn 30 ngày mà dây rốn không rụng, trẻ bị nấm da, nấm miệng lâu ngày không khỏi.
Hen phế quản là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, trong đó đường thở bị viêm ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ. Khi gặp các chất kích thích và tác nhân gây dị ứng như bụi, nấm mốc và phấn hoa, khói thuốc lá,… phế quản của trẻ bị co thắt, phù nề, tiết dịch nhầy và gây tắc nghẽn đường thở.
Khi bị hen phế quản, trẻ thường có một số triệu chứng điển hình như: Cơn ho kéo dài hơn 8 tuần, ho nhiều hơn về đêm, thở khò khè, khó thở do đường thở bị thu hẹp lại, da mặt xanh xao, mệt mỏi, vã mồ hôi,...
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, giãn phế quản khiến việc đưa các chất đờm từ dưới lên trên khó khăn hơn. Dịch tích tụ lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển khiến đường thở bị sưng tấy, viêm nhiễm, gây khó thở và có thể gây suy hô hấp. Một số triệu chứng nhận biết giãn phế quản như: Sốt cao trên 38 độ, khạc ra đờm có mủ, khó thở, thở gấp, tức ngực, đờm thường có mùi hôi, trẻ biếng ăn.
Xơ nang là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm lâu ngày. Trẻ em mắc bệnh này là do rối loạn di truyền bẩm sinh, có nghĩa là mồ hôi và dịch nhầy tiết ra nhiều quá mức. Đặc điểm của bé bị bệnh xơ nang là ho thường xuyên có thể ho khan, ho có đờm, ho ra máu khó thở, thở khò khè, chán ăn, sụt cân.
Viêm phổi hít hay viêm phổi sặc là tình trạng nhiễm trùng phổi xảy ra khi một lượng lớn vật chất từ dạ dày hoặc miệng đi vào phổi, gây ra viêm phổi. Điều này thường xảy ra khi thực quản của trẻ hoạt động không bình thường, dẫn đến khó nuốt.
Viêm phổi hít ở có thể do sặc nước bọt, thức ăn trào ngược vào đường thở. Các mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm phổi hít phải bằng một số dấu hiệu sau: Trẻ thở khò khè, đau ngực, ho khan, ho dai dẳng có đờm, môi và tay chân tím tái.
Ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của các bệnh trên, mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra nếu trẻ có triệu chứng ho có đờm thông thường thì mẹ phải tìm phương pháp để chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây, các mẹ đã hiểu được phần nào tình trạng ho có đờm kéo dài ở trẻ em là như thế nào. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm kéo dài và hướng điều trị phù hợp.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.