Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đuối nước: Triệu chứng, hậu quả, cách cấp cứu và hồi phục chức năng

Ngày 26/06/2024
Kích thước chữ

Khi đuối nước xảy ra, nạn nhân cần được sơ cứu và chăm sóc y tế một cách nhanh chóng. Cùng bài viết bên dưới khám phá hậu quả của đuối nước cũng như cách cấp cứu cho người bị đuối nước nhé!

Đuối nước là tình trạng con người bị ngạt thở dưới nước. Đây là giai đoạn cuối cùng trong chu trình nạn nhân có thể bị chết đuối thực sự. Do đó, cần nắm rõ những vấn đề liên quan đến đuối nước nhằm có cách xử lý kịp thời và đúng đắn.

Đuối nước xảy ra như thế nào?

Đuối nước có thể xảy đến với bất kỳ ai, thậm chí là những người biết bơi khi rơi vào tình trạng nguy hiểm. Đuối nước là tình trạng con người không có khả năng thở dưới nước trong khoảng thời gian nhất định. Theo đó, lượng oxy vào trong cơ thể giảm đi khiến cơ quan trong cơ thể rơi vào trạng thái ngừng hoạt động vì thiếu oxy. Nếu đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ, tình trạng chỉ có thể kéo dài trong khoảng vài giây, người trưởng thành sẽ chịu đựng được lâu hơn.

Các số liệu thống kê cho biết có đến ⅘ trường hợp đuối nước tử vong trong phổi chứa nước. Trong khi ⅕ trường hợp còn lại bị đuối nước nhưng phổi không chứa nước. Khi bị chết đuối mà trong phổi lại không có nước tức là vì phản xạ co cơ nắp thanh quản. Việc đóng khí quản khiến nạn nhân không có khả năng thở, thiếu oxy não và bất tỉnh. Cũng vì nắp thanh quản đóng nên nước cũng sẽ không có khả năng vào phổi. Đây còn được gọi là tình trạng đuối nước khô.

Nhằm hạn chế hết mức những tác hại mà đuối nước để lại, các nạn nhân phải được đưa lên bờ cũng như tiến hành cấp cứu nhanh chóng. Thời gian trôi qua đối với người bị đuối nước cực kỳ quý giá, tính bằng phút bằng giây.

Đuối nước bao gồm 3 giai đoạn:

  • Tại giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu chìm.
  • Chuyển sang giai đoạn 2 là hít phải nước, phần thanh quản của nạn nhân xuất hiện phản xạ co thắt, phổi còn khô.
  • Cuối cùng là giai đoạn 3, đường thở tràn dịch và cơ thể bị thiếu oxy. Từ đó tăng tiêu thụ oxy. Lúc này, mô phổi đã bị thương tổn, giảm diện tích khuếch tán.
Hậu quả của đuối nước và các biện pháp phục hồi chức năng 1
Đuối nước có thể xảy đến với bất kỳ ai

Một số triệu chứng lâm sàng của đuối nước

Nạn nhân đuối nước có các triệu chứng lâm sàng khác nhau và cũng rất đa dạng. Một số biểu hiện điển hình có thể kể đến như:

  • Khó thở, thở nhanh, đau sau xương ức.
  • Mất ý thức và bắt đầu co giật.
  • Da trở nên tím tái, tăng khả năng tiết đờm lẫn máu.
  • Phù não vì thiếu oxy cho não.
  • Huyết áp giảm, tim đập nhanh hay rơi vào trạng thái rối loạn nhịp tim.

Khi bị đuối nước, nếu nạn nhân được cấp cứu đúng phương pháp và kịp thời sẽ nâng cao khả năng sống sót. Song, các biến chứng có thể xảy ra của đuối nước là rất cao.

Hậu quả của tình trạng đuối nước

Mặc dù đuối nước không thể gây tử vong trong toàn bộ các trường hợp. Tuy nhiên, trạng thái này khiến các nạn nhân trải qua đuối nước bị ảnh hưởng sức khoẻ nặng nề.

Một số hậu quả điển hình của đuối nước có thể kể đến như:

  • Phổ biến nhất của biến chứng đuối nước chính là xuất hiện vấn đề ở phổi như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp,... Nguyên nhân là vì có thể bị thiếu oxy.
  • Biến chứng khác cũng không kém phần nặng nề của đuối nước chính là những tổn thương ở não hay tổn thương và mặt thể chất. Đồng thời là tình trạng mất cân bằng dịch cơ thể cũng như các chất hoá học.
  • Một hậu quả rất hay gặp phải chính là nạn nhân bị đuối nước phải sống thực vật vĩnh viễn.

Do đó, cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân bị đuối nước là điều cực kỳ quan trọng. Ngay cả những nạn nhân ở trong nước một khoảng thời gian dài vẫn có tỷ lệ cứu sống. Vì vậy, đừng vội đánh giá tình trạng nạn nhân dựa trên thời gian họ đã ở dưới nước.

Hậu quả của đuối nước và các biện pháp phục hồi chức năng 2
Đuối nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Hướng dẫn cấp cứu người bị đuối nước

Nhằm hạn chế tối đa hậu quả của đuối nước mang lại, đặc biệt là trường hợp tử vong thì khi phát hiện người đuối nước, bạn cần nhanh chóng giúp nạn nhân ra khỏi nước. Sau đó là tiến hành áp dụng các cách sơ cứu người bị đuối nước sau nhằm xuất lượng nước ra khỏi dạ dày, phổi của nạn nhân.

Sau đây là một số thao tác để cấp cứu nạn nhân bị đuối nước:

  • Bế và xốc người bị đuối nước lên, phần đầu hướng xuống dưới. Sau đó là vừa chạy vừa nhảy.
  • Tiếp theo, cần đặt nạn nhân nhân nằm sấp, đầu để thấp nhằm móc đờm trong hầu miệng của họ ra.
  • Trong trường hợp người bị đuối nước đã ngừng tim và ngừng thở, hãy ngay lập tức hà hơi thổi ngạt cùng lúc xoa bóp lồng ngực. Thực hiện cho đến khi nạn nhân có phản ứng và có mạch trở lại.
  • Một khi tiến hành cấp cứu cho người bị đuối nước, bạn cần kiên trì cho tới khi nạn nhân có mạch, tự thở và đồng tử bớt giãn.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương não do đuối nước

Để điều trị cũng như phục hồi các chức năng cho nạn nhân đuối nước bị tổn thương não cần giảm trương lực cơ, tăng cường cơ lực tại các nhóm cơ chính. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động chức năng, kích thích vận động phát triển theo mốc thời gian. Đồng thời tăng cường sự độc lập trong các sinh hoạt thường ngày cũng như kích thích phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và tư duy.

Nếu muốn bệnh nhân đuối nước phục hồi chức năng vận động, cần để họ tập vật lý trị liệu một cách tích cực. Thông qua đó duy trì lực các cơ cũng như lưu thông máu huyết. Thời điểm tập luyện lý tưởng nhất là trong khoảng thời gian năm đầu tiên. Thực hiện động tác từ cơ bản tới phức tạp cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Vật lý trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào chuyên môn của các kỹ thuật viên dạy vật lý trị liệu. Thêm một yếu tố quyết định không kém chính là sự kiên trì của bệnh nhân.

Hậu quả của đuối nước và các biện pháp phục hồi chức năng 3
Cần phục hồi chức năng cho bệnh nhân đuối nước

Một số phương pháp phòng chống đuối nước ở trẻ

Khi mùa hè đến, trẻ em thường xuyên tìm đến các khu vực có nguồn nước để vui chơi. Chính vì vậy, những bậc phụ huynh cần cẩn trọng và có một số biện pháp để phòng chống đuối nước có thể xảy đến với trẻ.

Các phương pháp phòng chống đuối nước xảy ra ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Không cho trẻ em chơi gần các khu vực có sông, suối, ao, hồ,... hay những nơi có nhiều nước nếu không có sự giám sát và kiểm soát trực tiếp từ bố mẹ và người lớn.
  • Tuyệt đối không để trẻ tắm sông hay nhảy cầu.
  • Trẻ nên được trang bị các công cụ bảo hộ như áo phao khi tham gia vận động dưới nước hay đi những loại hình giao thông đường thuỷ.
  • Trẻ nên được tiếp xúc với các kỹ thuật bơi từ nhỏ nhằm tránh trường hợp đuối nước. Tuy nhiên, bố mẹ cần cẩn trọng giám sát quá trình nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
  • Những hộ gia đình có con nhỏ không nên để các vật chứa nước xung quanh nhà hoặc có thể đậy nắp cẩn thận.

Trong những năm gần đây, tình trạng đuối nước vẫn luôn liên tục diễn ra dù cho có rất nhiều khuyến cáo đã được đưa ra. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nhỏ nhằm giúp chúng có kỹ năng bảo vệ bản thân là việc làm cực kỳ cần thiết. Song đó là sự cẩn trọng, chú ý hơn nữa từ các bậc phụ huynh. Từ đó góp phần bảo vệ con trẻ và hạn chế nguy cơ đuối nước có thể xảy ra.

Hậu quả của đuối nước và các biện pháp phục hồi chức năng 4
Cần có những biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ

Đuối nước là nguyên nhân tử vong cực kỳ phổ biến, có thể xảy đến với bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ em. Do đó, việc nắm rõ một số nguyên tắc cũng như biện pháp phòng ngừa đuối nước sẽ giúp các bậc phụ huynh cảm thấy yên tâm và đảm bảo trẻ luôn trong sự bảo vệ an toàn.

Xem thêm: 10 cách phòng chống đuối nước vào dịp hè

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin