Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thalassophobia hay còn gọi là hội chứng sợ biển là nỗi sợ hãi trước biển cả hay đại dương. Vậy Thalassophobia là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Thalassophobia hay còn gọi là hội chứng sợ biển là nỗi sợ hãi trước biển cả hay đại dương. Vậy Thalassophobia là gì? Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi đó? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Rất nhiều người có thể mắc hội chứng Thalassophobia nhưng lại không biết Thalassophobia là gì? Thalassophobia bắt đầu có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. "Thalassa" được hiểu là biển/đại dương và "phobia" có nghĩa là nỗi sợ hãi.
Hội chứng sợ biển hay Thalassophobia là gì là hội chứng ám ảnh đối với đại dương hoặc ác vùng biển nước sâu nói chung. Khi con người đứng trước biển hoặc đại dương. Những người mắc hội chứng Thalassophobia thường cảm thấy lo lắng hoảng loạn. Họ thường có hành vi trốn tránh và không thể đối diện. Điều đó tạo nên ám ảnh tâm lý và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người mắc Thalassophobia.
Đặc biệt, đối với những người trong quá khứ đã từng mắc một số trải nghiệm tiêu cực. Những trải nghiệm đó liên quan đến nước ví dụ như suýt chết đuối, sặc nước. Những người này rất dễ mắc hội chứng sợ biển. Hoặc đơn giản, những người mắc hội chứng Thalassophobia đơn giản là mắc sợ hãi về những điều chưa biết hoặc nỗi sợ mất kiểm soát.
Thalassophobia có các triệu chứng giống với những nỗi ám ảnh cụ thể khác. Chẳng hạn như hội chứng sợ không gian rộng hay hội chứng sợ đám đông. Đặc điểm xác định của bệnh thalassophobia là những triệu chứng này được kích hoạt khi tiếp xúc hoặc suy nghĩ về các vùng nước sâu. Thalassophobia có thể bao gồm cả nỗi sợ chết đuối ở vùng nước sâu và nỗi sợ hãi về những gì có thể ẩn giấu ở vùng nước sâu.
Các triệu chứng của Thalassophobia thường được phát hiện ở mỗi người thường khác nhau. Một số người có thể hoảng sợ khi bơi ở vùng nước sâu, trên thuyền hoặc khi không thể chạm vào đáy hồ bơi. Những người khác cảm thấy sợ hãi khi nghĩ về đại dương hoặc khi nhìn vào những bức ảnh về vùng nước sâu. Tuy nhiên, một số phổ biến mà người mắc Thalassophobia hiện nay thường gặp nhất có thể kể đến như:
Một số người sẽ cảm thấy lo lắng khi đến gần biển hoặc các vùng nước sâu. Thậm chí chỉ khi nhắc đến kế hoạch đến vùng biển họ đã xuất hiện triệu chứng Thalassophobia. Những biểu hiện cụ thể như đổ mồ hôi, tim đập nhanh dẫn đến run rẩy.
Người mắc hội chứng Thalassophobia thường xuất hiện cơn hoảng loạn khi đứng gần biển. Họ thường thở gấp, đau ngực, khó thở và có giảm giác như sắp chết.
Những người mang nỗi sợ hãi trước đại dương thường hạn chế, né tránh các tình huống liên quan đến biển, đại dương. Họ sẽ né tránh đề cập đến biển, tránh đi du lịch biển đảo hoặc tránh tham gia các bộ môn thể thao dưới nước.
Những người có nỗi sợ hãi này sẽ không thể tập trung làm việc khi ở gần biển, đại dương.
Nhiều người có nỗi sợ ám ảnh tới nỗi khi nên kế hoạch đi tới biển dẫn đến khó ngủ.
Nguyên nhân của nỗi ám ảnh cụ thể không được hiểu rõ. Chúng có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Một số người có thể phát triển chứng sợ thalassophobia mà không có nguyên nhân nào được nhận biết trong khi những người khác có thể phát triển nỗi ám ảnh sau một sự kiện đau thương. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng này có thể kể đến như:
Thalassophobia cũng có thể được gây ra bởi các sự kiện chấn thương. Trải nghiệm suýt chết đuối thời thơ ấu, chứng kiến cá mập tấn công... Chưa bao giờ học bơi hoặc thậm chí được kể những câu chuyện đáng sợ về đại dương. Đó chỉ là một vài ví dụ về những sự kiện có thể xảy ra có thể gây ra chứng thalassophobia. Bằng cách liên kết một tình huống cụ thể, chẳng hạn như ở vùng nước sâu, với phản ứng hoảng sợ, nỗi ám ảnh về tình huống đó có thể phát triển theo thời gian.
Những người có nỗi sợ hãi trước đại dương có thể không biết Thalassophobia là gì. Họ là những người có ít kiến thức và kinh nghiệm sống gần biển. Điều đó đôi khi có thể dẫn đến nỗi sợ hãi khi học có suy nghĩ sai lầm về nước. Hoặc cũng có thể họ thường xuyên nghe tin tức về đuối nước, tai nạn liên quan đến nước.
Nỗi ám ảnh trước đại dương đôi khi tương tự như những nỗi ám ảnh khác. Con người thường có xu hướng e sợ và không thể kiểm soát với những điều chưa biết. Đây là nguyên nhân lớn có thể dẫn đến hội chứng sợ biển. Đặc biệt, khi con người đột ngột phải thích nghi với môi trường xa lạ, nỗi lo lắng và sợ hãi có thể diễn ra tồi tệ hơn.
Nghiên cứu đã cho thấy một số gen nhất định sẽ có liên quan đến những nỗi ám ảnh cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về yếu tố di truyền đằng sau thalassophobia. Mặc dù vậy, người ta vẫn cho rằng yếu tố di truyền gây ra nỗi ám ảnh, sợ hãi trước đại dương. Ví dụ tổ tiên của chúng ta sợ những vùng nước sâu. Có khả năng những người luôn cảnh giác với sự nguy hiểm của vùng nước sâu sẽ sống lâu hơn để truyền lại gen của họ.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng hành vi của cha mẹ góp phần tạo nên những nỗi ám ảnh cụ thể ở trẻ em. Cha mẹ cũng có thể làm gương cho nỗi sợ hãi của chính mình cho con cái. Ví dụ, một người có thể mắc bệnh thalassophobia vì cha mẹ công khai bày tỏ nỗi sợ nước sâu.
Để chẩn đoán và giúp người bệnh giải đáp Thalassophobia là gì? Các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ thực hiện đánh giá sức khỏe toàn diện để chẩn đoán về hội chứng sợ biển. Bao gồm:
Người mắc hội chứng ám ảnh với biển có thể bắt đầu bằng việc xem các hình ảnh liên quan đến biển, đại dương, vùng nước sâu. Sau đó, người bệnh gia tăng mức độ bằng cách xem video. Cuối cùng, người bệnh sẽ được đưa đến vùng biển hoặc hồ bơi để tiếp xúc trực tiếp.
Thông qua việc tiếp xúc có kiểm soát, người đó biết rằng kích thích đáng sợ không nguy hiểm. Một khi điều này xảy ra, họ có thể bắt đầu liên kết nó với những kết quả tích cực hơn.
Cả liệu pháp tiếp xúc một đợt và nhiều đợt đều có thể có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng ám ảnh cụ thể.
Trong quá trình trị liệu bằng liệu pháp nhận thức hành vi. Người mắc hội chứng Thalassophobia có thể xác định được các hành vi và nỗi sợ của bản thân về biển. Từ đó, các chuyên gia có thể tìm ra cách giúp người bệnh đối phó và kiểm soát sự lo lắng đó.
Thiền định có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi mà bạn đang trải qua vào lúc này và trở nên tự nhận thức hơn. Có một số bài tập thiền định đơn giản mà bạn có thể thực hiện. Hãy thử bắt đầu với thiền quét cơ thể cơ bản:
Việc hiểu rõ Thalassophobia là gì? và tìm hiểu về nỗi sợ trước đại dương giúp chúng ta có thể khắc phục được chứng ám ảnh sợ biển và kiểm soát hành vi khi đối diện với nỗi sợ hãi. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn và giúp bạn khắc phục nỗi sợ của bản thân.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.