Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc sợ hãi kéo dài và quá mức có thể gây ra nhiều hệ lụy, phiền toái khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống. Cách vượt qua nỗi sợ sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc và vượt qua những gì mình sợ thành công.
Sợ hãi là một dạng cảm xúc tự nhiên, nguyên thủy của con người. Nó tương tự như những xúc cảm vui vẻ, buồn bã, phấn khích, chán nản,... Sợ hãi được mô tả là trạng thái căng thẳng, rụt rè, chùn bước khi cơ thể cảm thấy có mối đe dọa nguy hiểm vô hình hoặc hữu hình đang cận kề. Từ đó sẽ tạo ra tâm lý phòng vệ để tự bảo vệ bản thân khi phải đối mặt với những tác nhân này.
Nỗi sợ kéo dài còn là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu hậu sang chấn, ám ảnh sợ hãi, trầm cảm,... Để giúp bản thân trở lại bình tĩnh và đối mặt với những mối đe dọa này, các cách vượt qua nỗi sợ đánh thức lòng can đảm dưới đây là hữu ích để các bạn tham khảo.
Có thể thấy, nỗi sợ chính là một phần của cuộc sống. Nó còn có tác dụng giúp chúng ta tự tránh xa trước những mối hiểm nguy và bất lợi. Tuy nhiên, cái gì quá cũng là không tốt. Sợ hãi quá mức có thể khiến tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, hoảng loạn, mất bình tĩnh, khó kiểm soát được hành vi và lời nói dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Khi đối diện với những tình huống cảm thấy sợ hãi, cách vượt qua nỗi sợ đầu tiên đó là bạn phải giữ được sự bình tĩnh. Từ đó có được hướng giải quyết tình huống đúng đắn và áp dụng kỹ thuật thư giãn tức thì. Kỹ thuật này phần nào giúp bạn vượt qua nỗi sợ tâm lý, hạn chế việc mất kiểm soát về hành động và lời nói.
Hít thở sâu: Hít thở sâu là một trong những cách vượt qua nỗi sợ tâm lý hiệu quả, giảm căng thẳng và run sợ. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, hít sâu bằng mũi để phần bụng thoải mái phình ra khi không khí đi vào. Cố nén giữ hơi thở trong 5 - 6 giây, rồi thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Thực hiện động tác này vài lần sẽ giúp giảm trạng thái lo sợ và khiến cơ thể bình tĩnh hơn.
Tập thiền: Với những tình huống không quá cấp bạch, thì có thể áp dụng cách thức ngồi thiền định để kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Khi ngồi thiền, sự hợp nhất giữa thể chất và tâm trí sẽ giúp bạn bớt lo lắng, tinh thần được giải phóng và thư thái để đưa ra những quyết định, hành động đúng đắn.
Biện pháp thư giãn khác: Ngâm chân nước ấm, đi tắm bồn, nghe nhạc trị liệu, liệu pháp mùi hương,... mang lại cảm giác thoải mái và năng lượng tích cực.
Đa số người cảm thấy sợ hãi khi phải thay đổi môi trường sống hoặc công việc. Nguyên nhân sâu xa là lo sợ bản thân bị thiếu kỹ năng, khó hòa nhập với những người xung quanh. Nỗi sợ này thường chỉ kéo dài trong một thời gian và sẽ thuyên giảm khi bản thân dần quen với môi trường mới.
Tuy nhiên, nỗi sợ này vẫy gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Do đó, cách vượt qua nỗi sợ tâm lý khi chuyển đổi môi trường tốt nhất là tự nâng cao kỹ năng và năng lực của bản thân.
Trước hết, cần nâng cao năng lực chuyên môn để tự tin hơn trong công việc và học tập. Song song với đó là phát triển một số kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm,... Việc nâng cao kỹ năng này không chỉ giúp bản thân tự tin, mà còn dễ dàng hòa nhập và kết thêm bạn để trợ giúp lúc cần thiết.
Cách vượt qua nỗi sợ tốt nhất là đối mặt trực tiếp với nguồn gốc của sự sợ hãi. Bạn sợ điều gì thì chấp nhận những thiếu sót của bản thân và tìm ra cách khắc phục.
Ví dụ bạn sợ phải thuyết trình trước đám đông, hãy tập thử thuyết trình trước gương hoặc trước người thân, bạn bè thân quen để họ lắng nghe và đưa ra cho bạn những góp ý hữu ích. Việc làm đi làm lại một công việc mà bạn sợ cũng là cách để bạn quen dần và không còn cảm thấy sợ khi làm công việc đó nữa.
Theo một nghiên cứu cho thấy, người có sức khỏe kém thường có nhiều nỗi sợ và khó kiểm soát nỗi sợ hơn người khỏe mạnh. Vì vậy, bên cạnh những cách vượt qua nỗi sợ tâm lý bên trên, bạn cần xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh để nâng cao sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, lối sống lành mạnh còn giúp giải tỏa các cảm xúc tiêu cực và mang lại nguồn năng lượng tích cực để bạn chiến thắng mọi nỗi sợ. Những cách xây dựng lối sống lành gồm:
Trong trường hợp bạn không thể tự mình kiểm soát được nỗi sợ hãi thái quá và kéo dài, nên cân nhắc tìm đến những biện pháp trị liệu tâm lý.
Đây là phương pháp sử dụng hình thức giao tiếp với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để bạn có thể giải tỏa cảm xúc, tâm trạng, bộc lộ suy nghĩ đang đắn đó và hành vi muốn thực hiện của mình. Khi đã nắm rõ diễn biến tâm lý và suy nghĩ của bạn, các chuyên gia trị liệu sẽ đưa ra những kỹ thuật thích hợp để giúp bạn chế ngự nỗi sợ thành công.
Hai liệu pháp phơi nhiễm (tiếp xúc) và nhận thức hành vi (CBT) là hai phương pháp được áp dụng phổ biến nhất để điều trị nỗi sợ và các rối loạn tâm lý có liên quan đến nỗi sợ. Cả hai liệu này đều có mục đích là để giảm sự sợ hãi quá mức và chế ngự các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, phiền muộn, lo lắng kéo dài.
Nỗi sợ hãi là một trong những cảm xúc cần có trong cuộc sống của con người. Tuy vậy, bạn cũng nên biết những cách vượt qua nỗi sợ khi cảm thấy quá căng thẳng, không thể kiểm soát được bản thân. Với những gợi ý trên đây hy vọng đã giúp bạn có thể chiến thắng được nỗi sợ.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.