Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tự ái là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính tự ái và cách khắc phục

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chúng ta vẫn thường hay nghe nói đến tính “tự ái" và hay nói người khác "tự ái cao". Vậy tự ái là gì? Tự ái cao là tốt hay không tốt? Hãy cùng giải đáp ngay trong bài viết này cùng nhà thuốc Long Châu nhé!

Tự ái là một thuật ngữ để chỉ về tính cách thường thấy hằng ngày. Có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “ái” trong tự ái nghĩa là yêu, “tự” là tự bản thân. Cùng tìm hiểu về tự ái, biểu hiện của người dễ tự ái là gì và làm sao để khắc phục tính cách này.

Tự ái là gì?

Tự ái tức là để chỉ việc yêu thương và đề cao bản thân, đề cao cái tôi quá mức. Điều này sẽ dẫn tới việc cáu gắt, bực tức, giận dỗi khi có người đánh giá thấp hoặc coi thường bản thân. Nghĩ rằng họ đang nghĩ sai về bản thân mình.

Người tự ái nếu thấy chủ quan rằng họ kém hơn người khác về phương diện này hoặc phương diện khác thì họ lại càng đưa ra các lý do để giải thích, biện hộ cho sự kém cỏi của mình. Theo số đông thì người có tính tự ái thường ít có ý chí phấn đấu hay có niềm tin vào việc nỗ lực mang đến thành công.

Người tự ái dễ sinh lòng hờn dỗi, ganh ghét hoặc đố kị với người khác. Đặc biệt là đối với người có phần giỏi hơn mình. Khi gặp chuyện, họ có xu hướng là đổ lỗi cho người khác. Họ cũng cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích.

Biểu hiện của người có tính tự ái là gì

Ngoài câu hỏi tự ái là gì thì cũng có rất nhiều người thắc mắc về dấu hiệu đặc trưng của người có tính tự ái. Vậy hãy cùng tìm hiểu biểu hiện của tự ái ngay dưới đây nhé.

Người tự ái thường là những người rất dễ bị tổn thương. Họ luôn muốn khẳng định tầm quan trọng của chính mình và cho rằng cảm xúc của bản thân là trên hết. 

Có thể nói, người có tính tự ái ít khi quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh. Các dấu hiệu rõ rệt nhất của người dễ bị tự ái chính là:

Luôn thích làm trung tâm của sự chú ý

Người tự ái thường thích làm bản thân trở thành trung tâm của sự chú ý bởi họ có sự yêu bản thân cao. Họ luôn nghĩ rằng mình quan trọng đối với mọi người xung quanh. Đôi khi, họ sẽ gặp những cảm xúc như buồn hoặc hụt hẫng nếu sự quan tâm từ những người bên cạnh chuyển hướng sang chủ đề về con người khác. Tất cả những cảm xúc này có thể xuất phát từ mọi khía cạnh cuộc sống và cả trong khi làm việc. Từ đó dễ bị tự ti, xa cách với mọi người. Rất dễ nhầm lẫn với bệnh trầm cảm.

Biểu hiện của người có tính tự ái là gì Người tự ái thường thích làm bản thân trở thành trung tâm của sự chú ý

Thường bị cảm xúc lấn át đi lý trí

Người tự ái là người đặt cái tôi của bản thân lên trên tất cả. Kể cả trong cuộc sống hay công việc, tình cảm. Đối với người bình thường, phê bình là để nhận ra khuyết điểm, điểm thiếu sót và giúp sửa sai, có kinh nghiệm phát triển bản thân. Thì với người có tính tự ái, họ xem là mình đang bị đối xử không công bằng, bị trù dập. 

Trong một câu chuyện, vấn đề nào đó được quyết định giữa lý trí và cảm xúc thì cảm xúc của người tự ái thường lấn át. Họ sẽ cố chấp, bao biện cho các lỗi hoặc khuyết điểm của mình. Họ không tiếp thu quan điểm của người khác hay các ý kiến mang tính chất xây dựng. Vì họ cho rằng đó là sự lên mặt dạy đời, quan điểm không đúng và thậm chí là điều khiển cuộc sống đáng ra thuộc về họ. Đôi khi người có tính tự ái không thèm tranh luận vì sự bảo thủ trong suy nghĩ của chính họ.

Trong một cuộc tranh cãi với người có tính tự ái sẽ thường dễ rơi vào ngõ cụt. Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội xung quanh. Đó là lý do người tự ái thường khó có các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với mọi người.

Kỹ năng làm việc nhóm của người có tính tự ái sẽ hạn chế

Người mang tính tự ái đa số có cái tôi lớn, luôn cho rằng quan điểm, ý kiến của bản thân đúng. Đôi khi, họ cũng không đưa ra lập luận của mình vì nghĩ rằng rồi cũng sẽ bị mọi người bác bỏ. Suy nghĩ của họ sẽ có chiều hướng khác biệt với mọi người nên khi làm việc nhóm sẽ khá hạn chế hơn.

Trong trường hợp họ đưa ra quan điểm nhưng bị người khác góp ý, sửa đổi để tốt hơn thì họ lại tự ái và chấp nhất. Vì vậy khó có thể dung hòa với tập thể để cải thiện công việc tốt hơn.

Tự ái là gì? Người mang tính tự ái đa số có cái tôi lớn và khó hòa đồng, khó làm việc nhóm

Không rút kinh nghiệm, ít tiếp thu

Cũng bởi cái tôi lớn nên họ không nhận ra được điểm thiếu sót, điểm sai của chính mình. Do đó khiến họ luôn thực hiện theo lối mòn cá nhân. Không thể hòa nhập và cũng chính vì tính tự ái đã làm cho họ suy nghĩ rằng bản thân không được mọi người yêu mến, đánh giá tốt.

Đôi khi sống trong đau khổ

Vì suy nghĩ tiêu cực nên cuộc sống của người có tính tự ái sẽ có nhiều điểm tồi tệ ở nhiều khía cạnh. Họ dễ rơi vào đau khổ, bất an, khó có được những giây phút yên bình, vui vẻ. Một phần điều này cũng là do người tự ái hay để bụng, dằn vặt nên khó thoát khỏi các cảm giác tiêu cực đó. Lâu ngày có thể dẫn tới stress, trầm cảm. 

Tự ái là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính tự ái và cách khắc phục 3 Người có tính tự ái sẽ hay tiêu cực, sống trong đau khổ

Cách khắc phục tính tự ái

Sau khi đã biết tự tự ái là gì thì hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục dưới đây nhé:

  • Thay đổi và biết tiếp thu những điều đóng góp của người xung quanh để bản thân tốt hơn.
  • Bước ra khỏi sự mặc cảm và những suy nghĩ tiêu cực bằng cách đón nhận những tư tưởng mới lạ.
  • Biết lắng nghe một cách chân thành, từ đó nhìn nhận và thay đổi.
  • Dũng cảm đón nhận góp và không ngại sửa đổi bản thân. 
  • Tập trung hoàn thành các mục tiêu, chứng minh bản thân tốt hơn.
  • Góp nhặt những điều hay trong cuộc sống tích lũy thành kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình.
  • Không cố chấp cho bản thân mình đúng.
  • Sống tích cực hơn bẳng cách làm những điều tránh tình trạng đau buồn.

Hy vọng, với những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn tự ái là gì và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn cũng đã có những lúc nổi lên “tính tự ái” thì hãy thử kiềm chế cái tôi lại và nhìn nhận, lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh để cuộc sống trở nên thoải mái, tích cực hơn nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm