Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hội chứng Baby Blues là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 10/12/2023
Kích thước chữ

Trên thế giới có khoảng 80% phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng Baby Blues. Song, hầu hết mọi người đều không hiểu biết rõ về tình trạng này. Vậy hội chứng Baby Blues là gì?

Hội chứng Baby Blues là một tình trạng bệnh lý phổ biến của phụ nữ sau sinh có thể ở gặp bất kỳ người nào mà không phụ thuộc vào chủng tộc, tuổi tác, thu nhập hay trình độ văn hóa. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều cho rằng đây là trạng thái tinh thần bình thường phải trải qua. Vậy Baby Blues là gì? Nguyên nhân nào gây nên hội chứng này?

Hội Chứng Baby Blues là gì?

Baby Blues là hội chứng ám chỉ xảy ra ở phụ nữ trong khoảng thời gian ngắn sau sinh đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi, buồn bã, căng thẳng và thay đổi tâm trạng thường xuyên.

Hội chứng thường xuất hiện trong vài ngày sau khi sinh, tuy nhiên nếu gặp khó khăn trong quá trình sinh nở thì người bệnh có thể nhận thấy sớm hơn. Hầu hết, hội chứng trên sẽ kéo dài trong vòng 10 ngày, đôi khi có thể kéo dài đến 2 tuần và tự biến mất mà không cần phải điều trị.

Nguyên nhân gây nên hội chứng Baby Blues

Hiện tại, nguyên nhân của hội chứng trên vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đưa ra một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh như:

Thay đổi nội tiết tố

Những thay đổi hormone khi mang thai và sau khi sinh có thể khiến là nguyên nhân gây nên hội chứng Baby Blues. Sau khi sinh, lượng hormone estrogen và progesterone giảm đột ngột để giúp cơ thể thích nghi, phục hồi và chăm sóc em bé tốt hơn. Nội tiết tố thay đổi nhanh chóng khiến trạng thái tinh thần bà mẹ sau khi sinh trở nên không ổn định.

 Hội chứng Baby Blues là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây nên hội chứng Baby Blues

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên hội chứng còn do lượng hormone tuyến giáp sản xuất giảm mạnh, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán nản, ngủ không đủ giấc và ăn uống không tốt.

Áp lực sau sinh

Các vấn đề về cảm xúc có thể là một nguyên nhân khác gây ra hội chứng trên. Phụ nữ sau khi sinh thường xuyên cảm thấy áp lực về việc chăm sóc em bé hoặc áp lực trong cuộc sống gia đình.

Điều này khiến cho phụ nữ sau sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng, buồn bã và bồn chồn. Tình trạng này kéo dài tạo nên những chướng ngại trong tâm lý và dần dần rơi vào trạng thái của hội chứng Baby Blues.

Thay đổi lối sống

Phụ nữ sau sinh thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không đủ giấc do tốn nhiều thời gian chăm sóc trẻ. Điều này gây nên những thay đổi lớn về thói quen sinh hoạt và lối sống khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, dần dần dẫn đến hội chứng Baby Blues.

Di truyền

Một trong số các nguyên nhân gây nên hội chứng là do di truyền. Khả năng mắc hội chứng này sẽ cao hơn nếu tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh. Trong trường hợp có người thân từng mắc hội chứng, người bệnh cần phải chú ý các biểu hiện về mặt tâm lý để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh.

Triệu chứng của hội chứng Baby Blues

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ rệt trong vòng bốn đến năm ngày sau khi sinh tùy thuộc vào quá trình sinh nở. Một số các triệu chứng thường gặp của hội chứng trên bao gồm:

  • Thường xuyên khóc, khóc không thể giải thích được vì những tác nhân nhỏ.
  • Tâm trạng thất thường đặc biệt là thường xuyên tức giận, ủ rũ, cáu kỉnh hay lo lắng.
  • Cảm thấy không có mối liên kết, gắn bó với con.
  • Thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc mặc dù đã kiệt sức.
  • Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ rõ ràng.
  • Mất hứng thú với công việc hoặc sở thích trước đó.
Hội chứng Baby Blues là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Khóc nhiều, khóc không rõ nguyên nhân là biểu hiện thường thấy của hội chứng

Hầu hết các trường hợp, hội chứng sẽ tự biến mất trong vòng 10 ngày nhưng đôi khi có thể kéo dài tới 14 ngày sau khi sinh.

Cách vượt qua hội chứng Baby Blues

Mặc dù, Baby Blues là hội chứng phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng tuy nhiên nếu không được can thiệp kịp thời nó có thể diễn biến nặng thành các bệnh lý nguy hiểm như trầm cảm hay rối loạn lo âu.

Hầu hết, nguyên nhân gây nên hội chứng thường do sự thay đổi nồng độ hormone, sự vất vả do chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc nỗi buồn đến từ cuộc sống gia đình. Do đó, để vượt qua giai đoạn này, phụ nữ nên dành thời gian chăm sóc, giải tỏa áp lực tinh thần và lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn.

Một số các biện pháp cải thiện sức khỏe được sử dụng cho phụ nữ mắc hội chứng như:

Nghỉ ngơi đầy đủ

Thiếu ngủ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh và là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng Baby Blues. Việc nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo ngủ 8 - 10 tiếng trong ngày đồng thời điều chỉnh giờ ngủ theo giờ sinh hoạt của bé là điều vô cùng cần thiết.

Điều này sẽ giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn, giải tỏa tâm trạng, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và làm giảm các biểu hiện của hội chứng Baby Blues.

Tập thể dục thường xuyên

Theo các bác sĩ, phụ nữ sau khi sinh thường có thể tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, đồng thời có thể đào thải sản dịch còn ứ lại và làm co tử cung nhanh hơn.

 Hội chứng Baby Blues là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 4
Tập thể dục thường xuyên giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng hiệu quả

Khi luyện tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh hormone endorphin có tác dụng giảm đau, tạo cảm giác hưng phấn, thoải mái, dễ chịu để chống lại căng thẳng. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh nên thực hiện các bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để cải thiện tâm trạng và đẩy lùi được hội chứng Baby Blues.

Chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn lành mạnh, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Người mắc phải hội chứng này cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa tinh bột, chất đạm, khoáng chất và vitamin. Đồng thời, tránh dùng quá nhiều các món ăn bổ dưỡng khiến cơ thể dễ bị tăng cân và mệt mỏi.

Đặc biệt, nên tăng cường các thực phẩm giàu magie và omega 3, vitamin B từ cá hồi, trứng gà, thịt gia cầm, thịt bò, hải sản vỏ cứng, sữa,... vào trong chế độ ăn hàng ngày. Các thành phần dinh dưỡng này đã được chứng minh có hiệu quả trong hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện những giảm thiểu cảm xúc tiêu cực.

Chia sẻ nhiều hơn

Bên cạnh việc chăm sóc thể chất thì chăm sóc tinh thần cũng là điều cần thiết. Sự nhạy cảm quá mức ở phụ nữ sau sinh có khiến xuất hiện suy nghĩ bi quan, tâm trạng buồn bã và chán nản. Do đó, thay vì giữ những năng lượng tiêu cực, thì nên chia sẻ với những người xung quanh để cảm thấy thoải mái hơn.

Mặc dù hội chứng Baby Blues là tình trạng tâm lý ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự biến mất và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, người mắc hội chứng vẫn cần thường xuyên theo dõi những thay đổi diễn ra trong cơ thể mình để tránh tiến triển đến các vấn đề tâm lý, tâm thần khác.

Xem thêm: Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin