Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hội chứng chân không yên ở bà bầu - Mẹ bầu không nên bỏ qua

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Mỗi thay đổi bất thường ở mẹ bầu dù là nhỏ nhất cũng đều được các mẹ hết sức quan tâm vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi. Vì vậy, hội chứng chân không yên ở bà bầu khiến không ít chị em lo lắng.

Đối với phụ nữ có thai, 3 tháng cuối chính là thời điểm nước rút vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong chính giai đoạn này, mẹ lại bắt gặp không ít các hiện tượng lạ, trong đó có cảm giác hai chân luôn ngứa ngáy, khó chịu. Đây được gọi là hội chứng chân không yên ở mẹ bầu, là tình trạng thường gặp ở rất nhiều chị em đang mang thai. 

Hội chứng chân không yên ở bà bầu là gì? 

Hội chứng chân không yên hay còn có tên viết tắt là RLS, là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là mẹ bầu trong 3 tháng cuối. Tình trạng này xuất phát từ sự rối loạn thần kinh, khiến cho hai chân luôn trong trạng thái ngứa ngáy, khó chịu ngay cả khi đi ngủ. Trong một vài trường hợp, người ta còn ghi nhận được hiện tượng giật cơ đột ngột không chủ ý. 

Ở Việt Nam, tình trạng này có thể không quá phổ biến nhưng ở Mỹ, người ta thống kê được có đến 16% các mẹ bầu mắc phải hội chứng chân không yên. 

Hội chứng chân không yên ở bà bầu - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 1 Hội chứng chân không yên ở bà bầu thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Triệu chứng của bà bầu mắc hội chứng chân không yên

Thông thường, hội chứng này thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn với bệnh lý đau cơ, mỏi cơ và đau nhức xương khớp. Cụ thể: 

  • Hai chân dưới của mẹ bầu thường xuyên bồn chồn, khó chịu, ngứa ngáy, tê chân, thôi thúc mẹ bầu vận động. 
  • Các triệu chứng sẽ giảm khi người bệnh di chuyển. 
  • Mất ngủ thường xuyên, sụt cân không rõ nguyên nhân,.... 

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì các triệu chứng này sẽ hoàn toàn biến mất vào tuần thứ 4 sau sinh. 

Nguyên nhân của hội chứng chân không yên ở bà bầu 

Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa thực sự tìm ra nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, người ta cho rằng chỉ số sắt được dự trữ trong máu và gan của phụ nữ mang thai bị tụt giảm đột ngột. Hơn nữa, sản phụ cũng cần cung cấp lượng máu rất lớn để nuôi thai nhi. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn như ban đầu là hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu sắt nghiêm trọng ở mẹ bầu. Điều này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân không yên ở phụ nữ mang thai. 

Ngoài ra, hiện tượng này có thể xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Lúc này, các hormone thay đổi rất lớn, đặc biệt là hai hormone estrogen và progesterone. Đi kèm với sự gia tăng của một vài hormone khác như β-hCG khiến nội tiết tố của mẹ bị biến đổi gây rối loạn và tạo ra các phản ứng không tự chủ. 

Hội chứng chân không yên ở bà bầu - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng chân không yên ở bà bầu đến từ sự thiếu dinh dưỡng 

Biện pháp cải thiện hội chứng chân không yên ở bà bầu

Bà bầu bị hội chứng chân không yên phải làm sao? Trên thực tế, không có loại thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Mẹ bầu chỉ có thể dựa trên các nguyên nhân được chẩn đoán mà thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sống sao cho phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh. Chị em có thể tham khảo một số lưu ý của các chuyên gia dinh dưỡng, đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây: 

Bổ sung sắt và axit folic 

Theo bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai cao gấp 3 - 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do mẹ bầu cần vận chuyển cả máu và chất dinh dưỡng để nuôi lớn bào thai. Bên cạnh đó, axit folic là loại khoáng chất cần được các mẹ bổ sung nhiều hơn, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Loại chất này rất cần cho sự phát triển của thai nhi, giúp hoàn thiện hệ thần kinh và tăng lượng hồng cầu khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh. 

Các dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu điển hình như: Mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, thậm chí là ngất xỉu. 

Hội chứng chân không yên ở bà bầu - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 3 Bổ sung sắt và folic góp phần cải thiện triệu chứng của căn bệnh này 

Bổ sung canxi và magie 

Mỗi ngày, bà bầu nên dung nạp 350mg magiê và 1200mg canxi. Magie giúp sửa chữa các mô bị tổn thương, đồng thời ngăn ngừa tình trạng trẻ sinh non. Canxi không chỉ giúp trẻ hình thành hệ xương khớp khỏe mạnh, mà còn cải thiện tình trạng chuột rút và đau nhức xương khớp ở sản phụ.

Canxi và magie có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: Đu đủ, ngũ cốc, các loại đậu, thịt bò, trái cây họ cam chanh,...

Kiểm soát cân nặng hợp lý 

Nhiều mẹ bầu cho rằng ăn càng nhiều thì con càng khỏe mạnh nhưng đây lại là quan niệm rất sai lầm. Việc thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên ở bà bầu. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ chỉ nên chọn những loại thực phẩm thực sự bổ dưỡng, “vào con không vào mẹ” và kết hợp chúng sao cho phù hợp. 

Nghỉ ngơi hợp lý 

Khi đã mắc phải hội chứng chân không yên, mẹ bầu rất dễ bị stress do mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy, mẹ nên cắt giảm thời gian làm việc vào ban ngày và nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ tuyệt đối không nên ngủ muộn, sử dụng rượu, bia, caffeine và tránh vận động quá sức. 

Hội chứng chân không yên ở bà bầu - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 4 Mẹ bầu được khuyên nên nghỉ ngơi hợp lý 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về hội chứng chân không yên ở bà bầu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách cải thiện các triệu chứng bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin