Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng rung lắc ở trẻ em gây ra không ít các tổn thương nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tương lai của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về hội chứng này. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về hội chứng rung lắc ở trẻ em.
Vậy hội chứng rung lắc ở trẻ em là hội chứng như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là gì? Triệu chứng trẻ có thể gặp phải khi mắc hội chứng rung lắc bao gồm những triệu chứng nào? Hướng chẩn đoán và điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ em ra sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời bạn nhé.
Hội chứng rung lắc ở trẻ em là hội chứng chấn thương não nghiêm trọng, xảy ra khi bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rung lắc quá mức nhằm dỗ cho trẻ bớt quấy khóc. Sự rung lắc này có thể xuất phát từ một số thói quen như đưa võng hoặc lắc nôi ru trẻ ngủ hay những động tác đơn giản khi chơi đùa với trẻ như tung cao trẻ, bế xốc trẻ lên, bồng trẻ đưa trẻ lên và xuống nhanh, ẵm trẻ lên cao làm máy bay…
Theo các chuyên gia, trẻ có thể gặp nguy hiểm dù chỉ rung lắc trong 5 giây và hội chứng rung lắc ở trẻ được ví như khi người lớn bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.
Các thống kê chỉ ra rằng, hội chứng rung lắc thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi sơ sinh đến 8 tháng tuổi.
Nguyên nhân trẻ dễ bị chấn thương não khi rung lắc được các chuyên gia giải thích như sau: Trong độ tuổi này, trọng lượng đầu của trẻ chỉ chiếm ¼ trên tổng trọng lượng cơ thể, não bộ của trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện vẫn nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tuỷ bao bọc xung quanh và cơ cổ còn yếu. Do đó, khi bị rung lắc mạnh, đặc biệt là động tác tung hứng hoặc quay vòng, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và có thể dẫn đến sự ca đập vào bên trong hộp sọ. Sự va đập nay khiến não bị sưng phù, mạch máu não bị tổn thương, áp lực nội sọ cũng vì thế mà tăng lên.
Về lâu dài, các tổn thương não nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh cho trẻ. Tuỳ theo mức độ tổn thương mà trẻ sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
Các chuyên gia cho biết, các triệu chứng của hội chứng rung lắc rất đa dạng song lại rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Thông thường, các biểu hiện của bệnh rất dễ bị thay đổi do sự phù não lan tỏa thứ phát sau chấn thương do đó mà rất khó để có thể nhận thấy rõ rệt các triệu chứng cơ năng cũng như thực thể gây ra bởi hội chứng rung lắc ở trẻ.
Trên thực tế, các triệu chứng của hội chứng rung lắc có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ bị rung lắc và đạt đỉnh điểm sau 4 - 6 giờ. Dưới đây là một số triệu chứng trẻ có thể gặp phải khi mắc hội chứng rung lắc, cha mẹ có thể tham khảo:
Triệu chứng cơ năng gây ra bởi hội chứng rung lắc bao gồm:
Các triệu chứng thực thể của hội chứng rung lắc có thể kể đến như:
Như đã trình bày phía trên, hội chứng rung lắc sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ hội chứng rung lắc, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng can thiệp điều trị kịp thời nếu cần.
Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bên cạnh việc dựa trên các triệu chứng cơ năng và thực thể nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng như chụp cộng hưởng từ, chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính… để tìm kiếm 3 tình trạng chỉ điểm hội chứng rung lắc bao gồm bệnh lý não hoặc phù não, xuất huyết dưới màng cứng hoặc xuất huyết não, xuất huyết võng mạc. Ngoài ra, trước khi đưa ra kết luận, bác sĩ có thể yêu cần cho trẻ làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Sau khi xác định chính xác trẻ mắc hội chứng rung lắc, tuỳ vào tình trạng bệnh và sức khoẻ tổng thể của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc nào đặc trị cho hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp trẻ có xuất huyết trong não, phẫu thuật có thể được chỉ định nhằm can thiệp, xử lý tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, phẫu thuật mắt có thể được thực hiện đồng thời nhằm khắc phục tình trạng xuất huyết võng mạc nếu có.
Trên thực tế, có không ít các bậc phụ huynh có thói quen rung lắc khi trẻ quấy khóc mà đôi khi chính bản thân họ cũng không hiểu rung lắc trẻ như thế nào là an toàn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để phòng ngừa hội chứng rung lắc, tốt nhất cha mẹ không nên được thực hiện các hành động rung lắc, tung hứng, quay tròn… với trẻ bởi đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị mắc hội chứng rung lắc. Thay vào đó, để dỗ trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh hội chứng rung lắc ở trẻ em mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hội chứng này đồng thời nắm được các biện pháp phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.