Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Thai nhi 9 tuần tuổi: Cột mốc phát triển quan trọng đối với bé

Ngày 12/08/2024
Kích thước chữ

Thai nhi 9 tuần tuổi cũng là dấu mốc mang đến cho mẹ bầu nhiều trải nghiệm khác biệt, cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi mẹ có thể lắng nghe được tim thai và từng cử động nhỏ của bé ngay trong bụng của mình qua hình ảnh siêu âm.

Trải qua chu kỳ 3 tháng đầu trong hành trình mang thai, mẹ bầu có thể nhẹ nhõm hơn một chút vì bé yêu của mình đã vượt qua được giai đoạn phát triển quan trọng đầu tiên, gần như đã phát triển hầu hết các cơ quan nội tạng. Hơn nữa đây còn là giai đoạn giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những bất thường của trẻ qua hình ảnh siêu âm, tránh ảnh hưởng cả hai mẹ con. Bài viết sau đây sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu về quá trình phát triển của bé cũng như những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này.

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Thai nhi bắt đầu từ tuần thứ 9 sẽ có nhiều thay đổi về kích thước và trọng lượng, đặc biệt bé đã có tim thai và mẹ có thể cảm nhận được nhịp tim của con khi đi siêu âm. Tuy kích thước của bé phát triển nhưng tùy vào cơ địa của mỗi mẹ bầu mà bụng có to ra không.

Cân nặng và kích thước

Thai nhi 9 tuần sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt về cân nặng và kích thước, trong đó kích thước giống như quả mâm xôi với chiều dài trung bình từ đầu đến mông khoảng 2 - 2,5cm.

Đặc biệt giai đoạn này là thời điểm khởi đầu phát triển bào thai, các mô và cơ của các bộ phận của cơ thể cũng sẽ hoàn thiện nhanh chóng.

Thai nhi 9 tuần tuổi: Cột mốc phát triển quan trọng đối với bé 1
Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước chỉ vừa bằng quả mâm xôi

Phát triển các bộ phận bên trong và ngoài cơ thể

Các bộ phận bên trong và bên ngoài cơ thể phát triển rõ rệt so với giai đoạn đầu, cụ thể như:

  • Xương khớp: Tại vai, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay,... có nhiều cử động mạnh mẽ và linh hoạt, trong đó cột sống cũng dần hiện rõ qua lớp da mỏng và dây thần kinh cũng căng ra từ tủy sống.
  • Móng tay và móng chân: Lớp màng bọc móng tay chân cũng dần mất đi, lớp lông tơ bắt đầu xuất hiện và móng tay chân cũng hoàn thiện hơn.
  • Cổ tay: Xương khớp phát triển linh hoạt nên vùng cổ tay của bé cũng cử động nhiều, có thể uốn tay hoặc đặt trên ngực.
  • Khuôn mặt: Tai, mũi, miệng và mắt cũng được hoàn thiện, bố mẹ có thể nhìn thấy được qua hình ảnh siêu âm và trò chuyện tương tác với bé.
  • Các cơ quan khác: Như gan, thận, não,... cũng dần hoạt động để sản xuất tế bào máu và nuốt chất lỏng trao đổi chất trong thai kỳ. Bên cạnh đó nhau thai cũng đảm nhiệm chính vai trò sản xuất hormone để cung cấp dinh dưỡng nuôi tế bào thai.
  • Bộ phận sinh dục: Ở tuần 9 đã xuất hiện nhưng chưa rõ nên vẫn chưa xác định giới tính của trẻ.
  • Nhịp tim: Ở thai nhi 9 tuần tuổi trung bình sẽ từ 170 - 180 lần/nhịp, trong đó 180 lần/nhịp là lúc bé quẫy đạp. Tuy nhiên khi mẹ bị cảm, căng thẳng hoặc rối loạn nhịp tim,... cũng làm tim thai nhi tăng nhanh, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Não bộ: Chiếm ½ chiều dài cơ thể, phần trán phình to ra, đồng thời cơ thể bé sẽ phát triển dài gấp đôi trong giai đoạn này.

Việc siêu âm thai vào giai đoạn 9 tuần tuổi có thể biết được tần số nhịp tim để bác sĩ xác định các trường hợp sảy thai, thai chết lưu,... và can thiệp kịp thời đảm bảo an toàn cho mẹ. Do đó mẹ bầu cần khám thai theo lịch định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào để tránh trường hợp xấu nhất cho bé.

Thai nhi 9 tuần tuổi: Cột mốc phát triển quan trọng đối với bé 2
Thai 9 tuần tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ trong chu kỳ đầu tiên

Mẹ bầu thay đổi có thay đổi gì khi thai nhi bước vào tuần thứ 9

Tuy kích thước thai nhi ở tuần thứ 9 chỉ bằng hạt đậu nhưng lại phát triển rất nhanh và có nhiều thay đổi, làm cơ thể mẹ bầu cũng có một số thay đổi rõ rệt nhận biết như sau:

  • Lượng máu của mẹ bầu tăng qua biểu hiện chóng mặt khi mang thai, tĩnh mạch nổi ở tay chân, đi tiểu thường xuyên hoặc chảy máu mũi. Lưu lượng máu tăng để bảo vệ thai nhi khi mẹ bầu đứng lên hoặc nằm xuống và ngăn mất máu khi mẹ bầu chuyển dạ.
  • Tử cung ngày càng phát triển có thể thấy được qua vòng 2 ngày càng dày và cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã và đang tăng cân.
  • Tâm lý mẹ bầu bớt căng thẳng và dần làm quen với việc có sinh linh bé nhỏ trong bụng.
  • Chảy máu âm đạo là biểu hiện bất thường có thể gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy hiểm hơn nó cũng là dấu hiệu thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế nhanh chóng.
Thai nhi 9 tuần tuổi: Cột mốc phát triển quan trọng đối với bé 3
Mẹ bầu ở tuần thứ 9 có thể thường bị chóng mắt vì lưu lượng máu tăng để bảo vệ thai nhi

Thai phụ cần thực hiện xét nghiệm gì khi thai nhi 9 tuần tuổi?

Giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm NIPT với ưu điểm không xâm lấn, cho kết quả có độ chính xác cao để phát hiện nguy cơ mắc các dị tật như hội chứng Edwards, hội chứng Patau, Turner, Down,...

Nếu kết quả âm tính mẹ bầu không cần thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc nào khác, ngược lại kết quả dương tính bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Mỗi cột mốc trong thai kỳ sẽ phù hợp để thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau, đặc biệt là sàng lọc dị tật thai nhi cần thực hiện theo đúng lịch bác sĩ chỉ định, nếu kéo dài thời gian kết quả sẽ không còn chính xác nữa.

Dù không phải lần sinh nở đầu tiên nhưng mỗi hành trình mang thai đều có những điều mới mẻ mang lại nhiều cảm xúc khó quên cho cả bố và mẹ. Đặc biệt dấu mốc đầu tiên khi thai nhi 9 tuần tuổi cũng là lúc bố mẹ bớt lo lắng hơn vì con mình đã và đang phát triển khỏe mạnh. Qua đây Nhà thuốc Long Châu cũng muốn gửi lời chúc đến các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông”.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin