Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng sợ thời gian trôi, cái tên khá mới lạ nhưng lại thường gặp phổ biến ở hầu hết ở tù nhân, người cao tuổi và những người mắc bệnh nan y. Hội chứng này đặc trưng cho việc sợ hãi tột độ về thời gian. Và những việc liên quan đến thời gian là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi nên họ thường tìm cách trốn tránh và trải qua nó với một tinh thần suy sụp. Vậy hội chứng sợ thời gian trôi là như thế nào?
Hội chứng sợ thời gian đối với nhiều người là một cái tên khá xa lạ, tuy nhiên hội chứng này khá phổ biến trong cộng đồng và ít người để ý đến nó. Thời gian trôi là một quy luật không thể phủ nhận, những nhiều người lại có cảm giác sợ hãi và lo lắng khi phải đối mặt với việc phải nhìn vào đồng hồ. Vậy hội chứng sợ thời gian trôi là như thế nào?
Hội chứng sợ thời gian trôi hay còn được biết đến với một tên gọi khác chính là Chronophobia một trạng thái của nỗi sợ hãi mạnh mẽ không được lường trước về các khái niệm liên quan đến thời gian. Những người mắc phải hội chứng này thường cảm thấy lo lắng và có những sự lo sợ về việc thời gian họ đang dần cạn kiệt. Họ sẽ không có đủ thời gian để làm việc mà họ muốn. Họ luôn phải trông đồng hồ hằng phút hằng giờ hoặc thậm chí là từng giây, từng tích tắc. Một khía cạnh khác có thể xem hội chứng sợ thời gian trôi có thể là một dạng rối loạn lo âu hay sợ hãi nghiêm trọng về sự trôi qua của thời gian.
Nỗi lo lắng của họ thậm chí sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với các tình huống hay các mối quan hệ trong xã hội. Cảm giác rằng bạn quá để tâm và lo sợ về thời gian cũng có thể khiến những người xung quanh bạn cảm thấy mất an toàn và không thoải mái theo bạn. Nếu bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó, việc lo lắng về thời gian nhìn chung sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe của bạn ngày càng giảm sút và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Chứng sợ thời gian trôi có thể đến từ nguyên nhân và từng suy nghĩ khác nhau về khái niệm của thời gian. Đa số sẽ là kết hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền.
Đối với những đối tượng đã từng bị giam giữ hoặc mắc các bệnh nan y, họ sẽ có cái nhìn đặc biệt hơn đối với từng khoảnh khắc của thời gian từ đó gây nên cho họ một sự ám ảnh. Hoặc có thể khi đối diện với một tình huống căng thẳng các vấn đề về tâm lý sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.
Bên cạnh đó những người có xu hướng lo âu sẽ có nguy cơ cao mắc chứng ám ảnh trong đó có chứng sợ thời gian trôi. Các rối loạn này xảy ra khi tình trạng tâm lý bị tác động mạnh mẽ. Song song đó các bệnh liên quan đến tâm thần như hội chứng sợ thời gian trôi có thể di truyền ở những thành viên thế hệ trước trong gia đình.
Do đó để hiểu hơn về những nguyên nhân cấu thành nên hội chứng sợ thời gian trôi, bạn cần có sự quan sát và đánh giá các yếu tố liên quan đến môi trường cũng như những yếu tố liên quan đến di truyền. Điều này có thể giúp bạn tìm ra các dấu hiệu và biện pháp hỗ trợ giúp bạn hạn chế các ảnh hưởng do hội chứng gây nên.
Dấu hiệu điển hình cho việc bạn mắc phải hội chứng sợ thời gian trôi chính là cảm giác mất nhận thức về hiện thực và thường có cảm giác như thời gian đang trôi không đồng đều. Tuy nhiên đối với một số người dấu hiệu của hội chứng Chronophobia có thể suy nghĩ hình thành theo vòng tròn với tư duy dồn dập hoặc thậm chí sẽ tương tự với ám ảnh cưỡng chế.
Không những thế, nhiều người mắc chứng sợ thời gian có thể sẽ trải qua cảm giác lo lắng và hoảng sợ bao vây họ. Đây cũng chính là những biểu hiện phổ biến của các nỗi ám ảnh xảy đến do các chấn thương tự nhiên.
Trong cơn hoảng loạn và lo sợ, họ sẽ đổ nhiều mồ hôi, khó thở. Các suy nghĩ cứ ám ảnh và dai dẳng họ thường xuyên hơn.
Theo viện các nghiên cứu của các nhà khoa học, ngoài các yếu tố di truyền thì hội chứng sợ thời gian trôi có thể xuất hiện phổ biến ở một vài nhóm người sau đây:
Có thể thấy hội chứng sợ thời gian trôi có thể xuất hiện ở bất kỳ tình huống nào. Nếu nhận thấy những bất thường trong suy nghĩ bạn nên đến gặp các bác sĩ tâm lý để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...