Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính/
  4. Sức khỏe sinh sản

Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không? Đọc ngay để cảnh giác!

Ngày 05/05/2023
Kích thước chữ

Việc các cặp đôi trao gửi những cử chỉ thân mật, những nụ hôn là điều rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng hôn nhau có bị lây bệnh lậu không?

Tỷ lệ mắc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản ngày càng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở giới trẻ. Theo đó, câu hỏi: “Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không?” là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải chính xác nhất cho thắc mắc này nhé! 

Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không? 

Trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe hiện nay, “Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không?” là chủ đề được bàn tán vô cùng sôi nổi. Để giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ đã khẳng định rằng chỉ cần những cử chỉ tiếp xúc gần, bạn cũng có thể dễ dàng bị nhiễm virus HSV - một loại virus phổ biến gây bệnh lậu. Vì vậy, hôn môi hoàn toàn có thể gây ra tình trạng lây nhiễm chéo từ người sang người.

Điều này là do niêm mạc miệng khá mỏng và dễ bị trầy xước khi cọ xát. Lúc này, virus lậu sẽ theo đường nước bọt, xâm nhập vào miệng vết thương và gây bệnh ngay cả ở những cơ thể khỏe mạnh. 

Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không? Đọc ngay để cảnh giác! 1
Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không? Câu trả lời là có 

Những con đường lây bệnh lậu khác 

Bên cạnh việc hôn môi làm lây nhiễm bệnh lậu, căn bệnh này còn có thể lây truyền rộng rãi bằng những phương thức sau: 

  • Tiếp xúc bằng miệng với bộ phận sinh dục: Bộ phận sinh dục chính là điểm yếu nhất mà virus HSV có thể dễ dàng tấn công. Nếu có tiếp xúc gần, virus này sẽ di truyền từ nước bọt của người bệnh sang vùng kín của đối phương. 
  • Lây truyền qua đường máu khi sử dụng chung kim tiêm hoặc dụng cụ y tế có dính máu của bệnh nhân mắc bệnh lậu. 
  • Lây truyền qua các đồ vật trung gian như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn tắm, khăn mặt,... 
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Khi người mẹ mang thai mắc bệnh lậu thì nguy cơ rất cao trẻ sinh ra sẽ mắc bệnh lậu bẩm sinh. 
Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không - Đọc ngay để cảnh giác! 1
Lậu là căn bệnh nguy hiểm, có thể lây từ mẹ sang con 

Dấu hiệu của bệnh lậu ở khoang miệng 

Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không? Câu trả lời là có. Chỉ sau 3 - 5 ngày, bạn đã có thể phát hiện ra những dấu hiệu của căn bệnh này phát triển trên cơ thể của bệnh nhân. Những dấu hiệu của bệnh lậu ở khoang miệng phổ biến nhất có thể kể đến là: 

  • Khoang miệng xuất hiện mụn mủ, mụn lở loét, gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Người bệnh bị sưng hạch vùng cổ.
  • Người bệnh bị sốt cao thành từng đợt và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. 
  • Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà sẽ kéo theo các triệu chứng nặng nề và nghiêm trọng hơn.

Bệnh lậu có nguy hiểm không? 

Bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, virus đã xâm lấn toàn bộ cơ thể, bệnh khó chữa hơn và người bệnh phải đối mặt với rất nhiều biến chứng cũng như nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Cụ thể: 

Đối với nam giới 

Bệnh lậu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho nam giới, đó là: 

  • Hiện tượng sưng đau tinh hoàn và ống nối tinh hoàn dữ dội. 
  • Hiếm muộn và vô sinh ở nam giới.
Hôn nhau có bị lây bệnh lậu không - Đọc ngay để cảnh giác! 3
Bệnh lậu để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm 

Đối với nữ giới 

Do phụ nữ còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, hơn nữa, cấu tạo của bộ phận sinh dục ở nữ giới cũng nhạy cảm và phức tạp hơn nên các biến chứng cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều: 

  • Đau bụng, đau vùng chậu trong thời gian dài. 
  • Virus lậu sẽ hình thành mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng. 
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ phải đối mặt với nguy cơ thai ngoài tử cung, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Bệnh lậu quá nặng sẽ gây vô sinh ở nữ giới. 

Điều trị bệnh lậu như thế nào? 

Lậu là căn bệnh xã hội không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh mà còn làm giảm khả năng sinh sản ở con người. Bởi vậy, chúng cần được điều trị kịp thời và dứt điểm. 

Sử dụng thuốc kháng sinh 

Với những bệnh nhân mắc bệnh lậu ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Trong một số trường hợp, người bệnh cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi. Đồng thời, theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ và thăm khám thường xuyên để bệnh phục hồi nhanh chóng. 

Can thiệp ngoại khoa 

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh lậu là kỹ thuật DHA. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng định lượng, định tính và định vị bệnh rất chính xác. Do không cần mổ xẻ, không đốt điện nên có thể rút ngắn thời gian phục hồi bệnh mà không để lại bất cứ di chứng nào. Vì vậy, phương pháp chính là tia hy vọng dành cho những người bị bệnh lậu tái đi tái lại nhiều lần. 

Tóm lại, hôn nhau có bị lây bệnh lậu không? Hôn môi có thể lây bệnh lậu nên bạn cần hết sức cảnh giác. Hãy tuân thủ chế độ 1 vợ 1 chồng, quan hệ tình dục lành mạnh, có sử dụng bao cao su để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm