Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn các bước dùng băng gạc cho vết thương hở đúng cách

Ngày 28/01/2023
Kích thước chữ

Vết thương hở là vấn đề rất hay gặp phải trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và có thể hiểu được đúng cách các bước chăm sóc vết thương hở. Trong đó, việc băng kín vết thương cũng không được nhiều người quan tâm đến.

Sơ cứu, bảo vệ là điều vô cùng cần thiết khi xảy ra vết thương hở đối với mọi người. Nếu như tình trạng vết thương nhỏ thì mọi người có thể tự điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu như không biết cách chăm sóc đúng sẽ gây ra những sai lầm không đáng có. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách băng gạc vết thương như thế nào cho đúng để vết thương mau chóng lành qua bài viết dưới đây nhé.

Có nên băng kín vết thương hở không?

Vấn đề “Có nên băng kín vết thương hở không?” được khá nhiều người quan tâm và thắc mắc. Thực tế, vấn đề này còn phải tùy thuộc vào mức độ vết thương đó như thế nào.

Khi nào không cần băng bó vết thương?

Khi trên cơ thể chúng ta xuất hiện vết thương hở thì khả năng cao bị chà xát vào quần áo, bị dính bụi bẩn ở những vị trí thường xuyên phải làm việc, điều này rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. 

Do đó, đối với những vết thương hở có kích thước nhỏ không nằm ở những vùng có thể bị bẩn hoặc quần áo cọ xát thì bạn không cần thiết phải băng lại. Cứ để tự nhiên thì sẽ giúp cho chúng nhanh khô và cũng nhanh lành hơn. Đối với những trường hợp loét do tỳ đè cũng được khuyến cáo là nên để khô tự nhiên thay vì băng bó lại.

Khi nào cần băng bó vết thương hở?

Đối với những trường hợp có vết thương hở lớn, nếu như bạn không băng kín thì sẽ làm cho vết thương không được che phủ tốt, dẫn tới làm khô các tế bào bề mặt mới. Điều này làm tăng cơn đau hoặc làm chậm lại quá trình phục hồi vết thương.

Vì vậy, những vết thương hở lớn cần được băng đảm bảo vô khuẩn và giữ không bị ướt để được giữ ẩm, vết thương sạch sẽ sẽ giúp giảm sẹo và nhanh chóng lành da. Bạn có thể tham khảo sử dụng băng gạc Urgosterile 10cm x 20cm (20 miếng) - giải pháp hữu hiệu cho các vết thương bề mặt kích thước lớn, sản phẩm có độ che phủ, bảo vệ vết thương tốt, hạn chế khả năng xảy ra nhiễm trùng cho vết thương. Ngoài ra, băng gạc tiệt trùng có khả năng bám dính tối ưu, thiết kế thoáng khí giúp vết thương luôn khô thoáng và tránh hầm bí, có khả năng dung nạp trên da cao.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp vết thương dễ bị bám bẩn như tay chân, kích thích hoặc cọ xát bởi quần áo thì bạn nên băng kín cùng với miếng gạc vô khuẩn. 

Hướng dẫn bạn các bước băng gạc vết vết thương hở đúng cách 1

Băng gạc Urgosterile là giải pháp hữu hiệu cho các vết thương bề mặt kích thước lớn

Các bước dùng băng gạc cho vết thương hở đúng cách

Để có thể băng bó vết thương hở thì việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị vật dụng băng bó cần thiết như gạc vô khuẩn, băng quấn hoặc băng dính.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn cần rửa sạch vùng da có vết thương hở và đắp băng gạc vô trùng lên vị trí vết thương. Trước khi đắp băng gạc thì bạn có thể sử dụng cồn iod để làm sạch vết thương.
  • Tiếp theo, bạn cố định vết thương bằng cách sử dụng băng dính y tế để dán băng gạc cố định xung quanh vị trí vết thương hoặc có thể sử dụng băng quận. Đối với bằng cuộn thì bạn mở băng cuộn và bắt đầu từ phần cuối của cuộn ở trên vết thương, sau đó cuộn hết lượt rồi cố định hai đầu dây bằng cách kẹp hoặc chính đoạn còn thừa của băng cuộn.
  • Sau khi đã cố định xong thì cần để những vết thương hở ở vị trí cao nhằm tránh sưng nề. Bạn nên thay băng gạc hàng ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, đặc biệt là cần tránh nước để đảm bảo vết thương đã băng kín không bị ướt.

Ngoài ra, đối với những vết thương nhỏ ở tay chân thì bạn có thể sát khuẩn vết thương, sau đó sử dụng băng urgo để băng vết thương nhằm tránh cọ xát hoặc nhiễm khuẩn.

Hướng dẫn cách thay băng gạc cho vết thương hở 

Khi bạn muốn thay băng gạc vết thương với băng bị bẩn hoặc bị ướt thì bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, từ từ nới lỏng băng.
  • Thảo băng cũ ra thật nhẹ nhàng rồi để gọn ở trong túi riêng.
  • Vệ sinh vết thương bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
  • Đắp một miếng băng/gạc y tế sạch lên vết thương rồi dùng băng y tế để cố định.
  • Bông băng đã dùng rồi thì nên cho vào túi riêng và vứt ở đúng nơi quy định.
Hướng dẫn bạn các bước băng gạc vết vết thương hở đúng cách 2 Người bệnh nên biết cách thay băng gạc đúng để nhanh chóng lành thương

Những điều cần lưu ý khi bị vết thương hở

Khi thấy trên cơ thể xuất hiện vết thương hở, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu như bạn băng kín vết thương hở thì nên tránh tuyệt đối việc để bị ẩm ướt vết thương, đặc biệt là những loại nước không được sạch.
  • Sau khi băng bó vết thương thì cần thay băng hàng ngày và thường xuyên theo dõi tình trạng của vết thương để đánh giá tiến triển của nó.
  • Luôn kiểm tra vết thương để hạn chế những điều bất thường xảy ra.
  • Cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc khi thấy những dấu hiệu sau xuất hiện: Vết thương hở không liền mà lởm chởm; vết thương ở trên khuôn mặt cần phải được chăm sóc cẩn thận hơn để không hình thành sẹo; các cạnh của vết thương có dấu hiệu mở ra, không liền sẹo; vết thương hở có những tạp chất bẩn không ra bên ngoài, không rửa sạch được; cơ thể bị sốt trên 37,5 độ C; khu vực ở xung quanh vết thương có cảm giác tê.
Hướng dẫn bạn các bước băng gạc vết vết thương hở đúng cách 3 Nếu xuất hiện những triệu chứng lạ thường, bạn nên đến gặp bác sĩ

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề về vết thương hở. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách băng bó vết thương hở cũng như những điều cần lưu ý khi biết bản thân bị vết thương hở nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin