Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cách bắt con cái ghẻ hiệu quả

Ngày 19/06/2023
Kích thước chữ

Cái ghẻ là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều dạng bệnh ghẻ ở da người. Để điều trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát, bệnh nhân cần áp dụng cách bắt con cái ghẻ đúng, có hiệu quả, tiêu diệt được toàn bộ con cái ghẻ trên da.

Theo các chuyên gia, muốn chữa bệnh ghẻ hiệu quả, ngăn chặn bệnh lây lan sang vùng da lành lặn xung quanh cần có cách bắt con cái ghẻ đúng, kịp thời và thích hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Để biết thêm những cách tiêu diệt con cái ghẻ hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Con cái ghẻ gây bệnh gì?

Con cái ghẻ thực chất là một loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người. Tùy vào triệu chứng bệnh cũng như mức độ bệnh mà tình trạng ghẻ được chia thành nhiều loại, tuy nhiên, nguồn gốc chính vẫn do sự xâm nhập của con cái ghẻ trên da. 

Hướng dẫn cách bắt con cái ghẻ hiệu quả 2
Con cái ghẻ là nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở người

Khi cái ghẻ tiếp xúc với da, chúng sẽ đào hang dưới biểu bì da để đẻ trứng vào hang. Tốc độ sinh trưởng, đẻ trứng và phát triển về mặt số lượng của con cái ghẻ rất nhanh, thời gian ủ bệnh có thể từ 2 - 4 tuần. Số lượng con cái ghẻ càng nhiều bệnh càng có triệu chứng nặng, lan rộng trên da và dễ dàng lây nhiễm sang người khỏe mạnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, quần áo,...

Theo các chuyên gia cho hay, bệnh ghẻ chỉ được điều trị dứt điểm, ngăn chặn tái phát khi có cá

ch bắt con cái ghẻ đúng, tiêu diệt toàn bộ con cái ghẻ, trứng và ấu trùng con cái ghẻ có trên da.

Cái ghẻ là con gì?

Trước khi tìm hiểu cách bắt con cái ghẻ, bạn cũng cần biết con cái ghẻ là con gì và cơ chế gây bệnh như thế nào. Con cái ghẻ là một loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei. Loại ký sinh trùng này thường sinh trưởng ở lớp thượng bì của da, kích thước rất nhỏ chỉ 0,3 - 0,5mm nên rất khó nhìn thấy và nhận biết bằng mắt thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy con cái ghẻ có hình dạng khi trưởng thành gần giống với hình bầu dục, có mặt lưng hơi nhô lên và không có đầu. Một bộ phận có chức năng giống miệng nhô ra khỏi thân con cái ghẻ được gọi là “đầu giả”. Loại ký sinh trùng này cũng không có mắt và đầu.

Loại con cái ghẻ ký sinh trên da người gây bệnh ghẻ thường có 8 chân với 2 chân sau có lông tơ mụn và 2 chân trước có hình giống ống giác để hỗ trợ đào hang đẻ trứng. Cái ghẻ là loài ký sinh trùng thở qua da và có rất nhiều lông trên khắp cơ thể. Trứng của con cái ghẻ thường mỏng và trong suốt, mỗi con cái ghẻ có thể đẻ từ 3 - 5 trứng và sau khi đẻ trứng vài ngày những con cái ghẻ này sẽ chết. Thời gian để trứng nở thành ấu trùng là 7 - 14 ngày. 

Hướng dẫn cách bắt con cái ghẻ hiệu quả 1
Hình ảnh con cái ghẻ

Sau khi giao phối xong, con ghẻ đực sẽ chết, trong khi đó con cái ghẻ vẫn sống và bắt đầu quá trình đào hang vào dưới lớp sừng của da để đẻ trứng. Nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, con cái ghẻ thực tế đã tồn tại từ thời La Mã cổ đại đến nay. Vào năm 1687, con cái ghẻ được nhà khoa học là Giovanni Cosimo Bonomo phát hiện.

Con cái ghẻ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở những nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm,... Đối tượng của bệnh ghẻ không phân biệt tuổi tác, giới tính. Bệnh đặc biệt xuất hiện nhiều ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước, môi trường sống ô nhiễm, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ,...

Cách bắt con cái ghẻ tác dụng nhanh, hiệu quả lâu dài

Hiện nay có rất nhiều cách bắt con cái ghẻ được áp dụng, phổ biến nhất là những cách sau:

Bắt con ghẻ bằng thuốc Permethrin 5%

Một trong những cách bắt con cái ghẻ cực hiệu quả là sử dụng thuốc Permethrin nồng độ 5%. Loại thuốc này hiện được nghiên cứu và cho ra thị trường cả thuốc dạng xịt và thuốc dạng kem bôi, thích hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Các nghiên cứu chứng minh thuốc Permethrin khá an toàn khi dùng trên da nên bạn không cần quá lo lắng về tác dụng phụ của thuốc. Cách dùng thuốc như sau:

  • Vệ sinh vùng da cần bôi thuốc sạch sẽ, thấm khô.
  • Lấy lượng thuốc vừa đủ ra tay sạch rồi thoa đều lên vùng da muốn điều trị.
  • Nên rửa tay lại bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi bôi, tránh làm lây nhiễm ký sinh trùng đến vùng da khác.

Cách bắt con cái ghẻ bằng thuốc Ivermectin

Sử dụng thuốc Ivermectin làm cách bắt con cái ghẻ cũng là phương pháp có hiệu quả cao, được dùng phổ biến hiện nay. Loại thuốc trị cái ghẻ này có hiệu quả nhanh chóng, được sản xuất cả dạng uống và dạng bôi, kết hợp chữa cả bên trong lẫn bên ngoài. Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Chữa trị con cái ghẻ bằng thuốc D.E.P

Thuốc D.E.P là một loại thuốc trị con cái ghẻ có hiệu quả cao, lành tính, an toàn cho sức khỏe. Trẻ em, phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Người trưởng thành khi muốn dùng thuốc D.E.P làm cách bắt con cái ghẻ cũng cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà.

Liều dùng khuyến cáo cho thuốc D.E.P là 2 - 3 lần/ngày và khi dùng không được để thuốc dính vào mắt, miệng hay bộ phận sinh dục sẽ rất đau rát và nguy hiểm, đặc biệt khi dính vào mắt. 

Hướng dẫn cách bắt con cái ghẻ hiệu quả 3
Cách bắt con cái ghẻ bằng thuốc mỡ D.E.P

Bắt con cái ghẻ hiệu quả với lưu huỳnh

Cách bắt con cái ghẻ bằng lưu huỳnh thường được dùng dưới dạng thuốc mỡ bôi da với nồng độ thích hợp, không dùng khi không được bác sĩ hướng dẫn và không lạm dụng, dùng thuốc quá liều. Ngoài ra, trong quá trình dùng lưu huỳnh điều trị bệnh ghẻ cần hết sức chú ý vệ sinh tay sau khi bôi, không dụi tay lên mắt. Trường hợp lưu huỳnh bị dính vào mắt và mắt có biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám, hỗ trợ xử lý.

Ngoài những cách bắt con cái ghẻ nêu trên, một số phương pháp khác cũng được áp dụng đem lại hiệu quả như thuốc Benzyl benzoat, thuốc chữa ghẻ Lindane, thuốc Eurax 10%,... Nguyên tắc khi điều trị ghẻ bằng thuốc bạn cần lưu ý là không tự ý ngưng thuốc, dùng thuốc đúng hướng dẫn, đúng liều lượng khuyến cáo và đúng giờ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm